Câu chuyện ý nghĩa sau gói mì ăn liền

21:16 | 20/12/2017 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
(DNVN) -Với giá bán 3.500 đ/gói, những tưởng để làm ra mì ăn liền khá đơn giản, thế nhưng câu chuyện đằng sau một doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền lại cho thấy những giá trị khác của sản phẩm này.

Khảo sát của Euromonitor cho thấy năm 2016, thị trường mì ăn liền Việt Nam có quy mô khoảng 24.300 tỷ đồng (tương đương hơn 1 tỷ USD) với mức tăng trưởng hơn 10%. Theo cập nhật của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), cũng trong năm ngoái, người Việt đã tiêu thụ 4,9 tỷ gói mì - xếp thứ 4 toàn thế giới, mức tiêu thụ này có phần tăng nhẹ so với năm 2015 (4,8 tỷ gói) và sau nhiều năm liên tục giảm. Theo dự đoán của ông Kajiwara Junichi – Tổng Giám đốc Công ty Acecook Việt Nam, quy mô thị trường sẽ còn tiếp tục gia tăng trong 5 năm nữa và sẽ đạt 5,5 tỷ gói.

Câu chuyện ý nghĩa sau gói mì ăn liền - ảnh 1
 Tiêu thụ mì ăn liền trên thế giới – Nguồn: WINA (Hiệp hội Mì ăn liền thế giới)
Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 1993, bình quân mỗi năm doanh nghiệp Nhật Bản này cung ứng ra thị trường khoảng 2,6 tỷ gói mì và hiện đang là doanh nghiệp số 1 - nắm giữ hơn 50% thị phần của thị trường mì ăn liền. Ứng với con số đó, Acecook Việt Nam đã tạo nên một thương hiệu mang nhiều giá trị với mục tiêu “Cook happiness” – mang ý nghĩa 3 chữ H (Happy): hạnh phúc cho người tiêu dùng (và cho đối tác), hạnh phúc cho người lao động (và gia đình của họ) và hạnh phúc cho xã hội.
Câu chuyện ý nghĩa sau gói mì ăn liền - ảnh 2

Xây dựng chất lượng vì người tiêu dùng

Ông Kajiwara Junichi – Tổng Giám đốc Công ty Acecook Việt Nam, chia sẻ: Trong chữ H đầu tiên, chúng tôi mong muốn người tiêu dùng sử dụng thực phẩm của công ty sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc thông qua cảm giác ngon miệng, sự an toàn, an tâm và hài lòng. Chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng tốt nhất trên nền tảng công nghệ hiện đại Nhật Bản kết hợp cùng hương vị Việt Nam và đảm bảo an toàn thực phẩm. Mặt khác, những giá trị cốt lõi của công ty luôn được duy trì và gìn giữ cẩn thận. Chúng tôi không chạy theo lợi nhuận để giảm chất lượng sản phẩm mà luôn đặt tiêu chí an toàn, an tâm lên hàng đầu”. 

Luôn mong muốn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thông qua việc nâng cao chất lượng và tạo nên nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm, Acecook xác định hướng đầu tư tương lai sẽ tập trung vào các dòng sản phẩm mì ly, sản phẩm có thêm nhiều loại rau, thịt thật…". Chúng tôi đang hướng đến 2 mục tiêu. Thứ nhất, làm sao tăng tổng tiêu thụ ngành mỳ ăn liền bao gồm (mỳ gói, mỳ cup). Thứ hai, tăng lượng tiêu thụ mỳ cup nhưng không giảm tỷ lệ tiêu thụ mỳ gói. Năm 2016, mỳ cup chiếm 5% tổng mỳ ăn liền của Acecook nhưng năm nay, con số này sẽ tăng gấp đôi. Chúng tôi hướng đến mục tiêu đẩy mức tiêu thụ mỳ cup chiếm 20% toàn ngành mỳ”, TGĐ Acecook Việt Nam chia sẻ. Và những động thái này đã góp phần thay đổi bức tranh toàn cảnh, tạo nên cuộc cách mạng mới cho ngành mì ăn liền vốn chứa nhiều định kiến.

Tạo công việc ổn định cho hơn 5.000 người

Sau gần 25 năm tạo lập thương hiệu, Acecook đã xây dựng 11 nhà máy và 7 chi nhánh trên toàn quốc với hơn 20 nhãn hàng các loại sản phẩm đạ dạng mì, miến, bún, phở, hủ tiếu ăn liền. Ngoài ra, sản phẩm của công ty còn xuất khẩu đi 46 quốc gia trên thế giới, trong đó có các những thị trường khó tính với tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm khắt khe như: Mỹ, Australia, Canada, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản… Từ sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp cũng như ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm mì ăn liền nói chung đã kéo theo sự tịnh tiến của nhiều ngành nghề liên quan khác. Trong đó, riêng Acecook đã tạo nên việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 5.258 cán bộ công nhân viên.

TGĐ Acecook cho biết: Tại Acecook Việt Nam, tôi thấy rằng công ty có thể mang đến cho người lao động được đầy đủ 4 mong đợi: Công việc thú vị, nhiều cơ hội phát triển; Chế độ thu nhập tốt; Mối quan hệ với lãnh đạo luôn có sự gần gũi, cởi mở; Văn hóa doanh nghiệp mang đến cảm giác tươi mới, vui vẻ, thân thiện, khuyến khích sự sáng tạo… Bản thân nhân viên của công ty cũng luôn tâm niệm: mỗi công việc chúng tôi đang làm là “nấu ra hạnh phúc: Cook Happiness” cho người tiêu dùng. Không gì bằng khi bạn an tâm cống hiến, làm việc bằng niềm đam mê và tự hào mỗi ngày bạn tạo ra được những sản phẩm tốt, những sản phẩm mang lại giá trị cho cộng đồng. Đây chính là những điều kiện mà công ty luôn nỗ lực tạo ra để hướng đến chữ “H” thứ hai: Người lao động Hạnh phúc.

Giá trị xã hội sau mỗi gói mì

Trong xã hội hiện tại, khó có thể tìm được loại thực phẩm hội tụ được các yếu tố: Ngon, tiện lợi, bảo quản lâu và chế biến nhanh chóng như mì ăn liền. Mặt khác, dù sản xuất với số lượng lớn (bình quân 1 dây chuyền mì gói của ACV có thể sản xuất được 600 gói mì/phút) nhưng sản phẩm vẫn giữ được tính đồng nhất và ổn định chất lượng nhờ vào việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại.

Vì vậy, không phân biệt quốc gia, độ tuổi, giới tính, mì ăn liền luôn được yêu thích như một “thực phẩm toàn cầu” cũng như được coi là thực phẩm dự trữ của nhiều quốc gia. Mì ăn liền luôn có mặt tại những vùng thiên tai địch họa như động đất, núi lửa, bão lũ… Đây là giá trị cao nhất mà mì ăn liền mang đến cho xã hội từ khi nó có mặt trong đời sống của chúng ta.

Không chỉ sản phẩm do công ty sản xuất mang tính xã hội cao mà bản thân Acecook cũng luôn nỗ lực để nâng cao chất lượng cuộc sống, đem đến nhiều niềm vui, nụ cười cho mọi người bằng mục tiêu chữ H thứ 3 “Xã hội hạnh phúc”. Theo đó, những hoạt động đóng góp cho xã hội, ươm mầm phát triển tương lai của đất nước, cùng chung tay bảo vệ môi trường rất được công ty chú trọng. “Một điều tôi rất tâm đắc với công ty này, đó là ý thức môi trường. Nước thải của tất cả các nhà máy đều phải đạt loại A. Thêm vào đó, yếu tố đảm bảo môi trường cũng là một trong những tiêu chí được đề xuất để công ty đánh giá, lựa chọn đối tác” – TGĐ Acecook chia sẻ./.

Phạm Phong (Theo Acecook Việt Nam)