
Vốn FDI đã giảm tốc sau nhiều năm dẫn đầu
(DNVN) - Đây là thông tin đáng chú ý được đưa ra trong hội thảo Động lực cho kinh tế Việt Nam: Góc nhìn và Triển vọng, được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức sáng 30/10 tại Hà Nội.
Trình bày báo cáo về Kinh tế Việt Nam: Kết quả, vấn đề và triển vọng tại hội thảo, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: Tăng trưởng kinh tế quý III và 3 quý năm qua vẫn được duy trì ở mức tương đối cao. Bên cạnh điểm tích cực là kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ ổn định, đáng ghi nhận là tăng trưởng tương đối nhanh ở khu vực công nghiệp. Đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP là công nghiệp chế biến. Động lực xuất nhập khẩu cũng giữ được đà tăng trưởng khi thặng dư thương mại trong 9 tháng năm 2019 ước đạt 7,1 tỷ USD, vượt cả cùng kỳ năm 2018.

Khu vực tư nhân vươn lên thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế.
Đặc biệt, nhìn vào cấu phần xuất, nhập khẩu thì đóng góp của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã giảm tốc sau nhiều năm dẫn đầu và khu vực kinh tế tư nhân vươn lên thành động lực chính của tăng trưởng 3 quý qua. Cụ thể, khu vực FDI đã có sự giảm tốc, xuất khẩu tăng 5% - một con số. Trong khi đó khu vực doanh nghiệp trong nước phát triển xuất khẩu tương đối nhanh, ở mức 2 con số.
Đây là yếu tố rất ấn tượng vì điều kiện thời gian qua chúng ta nói nhiều về việc chưa hỗ trợ được nhiều doanh nghiệp tư nhân trong nước nhưng họ vẫn có cơ hội xuất khẩu. Hai là thời điểm này chúng ta nói nhiều về những bất định trong chiến tranh thương mại (Mỹ Trung), nó ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng trong điều kiện đó, lại thành cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân trong nước.
"Điều này ở góc độ nào đó càng khẳng định rằng chúng ta phải tin tưởng vào khu vực doanh nghiệp trong nước, họ có thể vận dụng cơ hội từ hội nhập, họ có sức sống có sức thích nghi, vấn đề là chính sách phải hỗ trợ và tạo thuận lợi hơn cho họ", ông Dương nói.
Tuy nhiên, báo cáo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng chỉ ra một số khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế nước ta trong thời gian tới, trong đó có "sự trở lại" của công nghiệp khai khoáng. Sau 3 năm tăng trưởng âm, ngành khai khoáng đã tăng trưởng dương trở lại trong 9 tháng năm nay, góp phần nhất định vào tăng trưởng GDP 3 quý qua. Đồng thời, chất lượng tăng trưởng cũng được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng và các nguồn lực phát triển hiện có.
Nhìn nhận thêm về đầu tư FDI hiện nay, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM, cảnh báo: "Đầu tư FDI số dự án tăng 26% nhưng số đăng ký vốn giảm 14,5%, như vậy ở đây giảm quy mô dự án và do đó chúng ta có quyền nghi ngờ chất lượng dự án và cách thức đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và tôi có trao đổi với một số hiệp hội thì người ta nhận định có xu hướng phân nhỏ dự án tránh rủi ro và với quy mô nhỏ như thế này và giảm dần đi thì liệu có nghiên cứu và phát triển ở đây? Có chuyển giao công nghệ ở đây? Vốn là những điều chúng ta đang rất cần".
Dựa trên những phân tích về tiềm năng cơ hội và thách thức của kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, báo cáo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng đưa ra kịch bản cập nhật về triển vọng cho nền kinh tế nước ta. Theo đó, tăng trưởng GDP năm nay được dự báo ở mức 7,02% và 2020 là 6,72%; tăng trưởng xuất khẩu được dự báo tăng 8,13% trong năm nay và 7,64% trong năm tới.

Giáo sư Nguyễn Mại.
Mặc dù có dấu hiệu giảm tốc, nhưng theo GS. Nguyễn Mại, FDI vẫn luôn được xem là động lực tăng trưởng liên tục của Việt Nam trong 30 năm qua. Không chỉ vậy, trong trung hạn – ít nhất là đến năm 2025, ông nhấn mạnh FDI vẫn là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của đất nước 96 triệu dân. Cũng theo ông, tỷ trọng đóng góp vào tổng đầu tư xã hội của khối FDI khoảng 22-23% (gần 20% GDP), 75-77% còn lại là của cho doanh nghiệp trong nước là hợp lý. Do đó, nếu có thay đổi về FDI tức là thay đổi về chất, chứ không phải về số lượng.
Một tiến bộ đáng kể nhất trong thu hút FDI, theo GS. Mại là việc mua bán sáp nhập đã bước vào giai đoạn nở rộ với nhiều cơ hội mới. Trong khi giai đoạn 2014-2017, quy mô thị trường M&A Việt Nam vào khoảng 5 tỷ USD. Giai đoạn 2017-2019, con số đó là khoảng 7 tỷ USD.
Theo quan sát, GS. Mại cho biết từ các thương vụ M&A gần đây có thể nhận ra một số vấn đề. Từ doanh nghiệp tư nhân và nhà nước cổ phần hoá đã đẻ ra cầu M&A rất lớn.
Do đó, GS. Mại cũng nhìn nhận thị trường vốn của Việt Nam rất hấp dẫn. Bên cạnh đó, việc vốn ngoại vào các doanh nghiệp cũng sẽ tạo ra một số tác động tích cực cho hoạt động quản trị kinh doanh. Do đó, GS. Mại cho rằng, không cần lo ngại về việc M&A nhanh như vậy, ví dụ như Sabeco khi bán cho người Thái thì đã xuát hiện trên quảng cáo bóng đá ở Anh. Mặt khác, khi thay đổi các quản trị thì năm vừa rồi lãi kinh khủng. Vì vậy M&A là một trong những hiện tượng đáng ghi nhận, tiến bộ của FDI.

Các đại gia Thái Lan sở hữu những gì tại Việt Nam
Chi hàng chục tỷ USD vào thị trường Việt, các đại gia Thái Lan đang sở hữu hàng loạt doanh nghiệp đứng đầu trong các ngành sản xuất và bán lẻ thị trường trong nước như Big C, Sabeco, Nguyễn Kim.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Bộ Công Thương cảnh báo hành vi lừa đảo, gian lận thương mại tại UAE

Bước nhảy vọt của xuất khẩu sắt thép

Áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp với đường mía Thái Lan

Tháng 2, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 20,8 tỷ USD, giảm 21,4% so với tháng trước

Xuất khẩu thủy sản tháng 3 dự báo đạt 640 triệu USD

Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm tấm từ 18 quốc gia
Tin nổi bật

Sáng 8/3, Trung tâm Y tế TP Hải Dương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM là 3 địa điểm đầu tiên được tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 AstraZeneca cho nhân viên y tế.
-
Phó Chủ tịch Hội DNTNVN Đỗ Minh Phú: Đảng và Nhà nước đã đặt kinh tế tư nhân ngày càng đúng vị thế
-
Giao dịch liên ngân hàng đạt 147.823 tỷ đồng/ngày, cao nhất từ trước đến nay
-
Sáng 8/3, khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương Đảng khóa XIII
-
Toyota, Honda, Ford đánh mất thị phần lớn vào tay các đối thủ Vinfast, Thaco và Hyundai Thành Công
Đọc thêm
-
Hơn 20.000 tổ chức Hoa Kỳ bị xâm nhập thông qua lỗ hổng của Microsoft
Quốc tế - 22 giờ trướcHơn 20.000 tổ chức của Hoa Kỳ đã bị xâm nhập thông qua một cửa sau được cài đặt thông qua các lỗ hổng mới được vá gần đây trong phần mềm email của Microsoft. -
Doanh nghiệp tang lễ duy nhất trên sàn ghi nhận khoản doanh thu xấp xỉ 300 triệu đồng/ngày
Chuyển động - 22 giờ trướcCông ty cổ phần Phục vụ mai táng Hải Phòng là doanh nghiệp duy nhất phục vụ "cõi âm" hiện đang giao dịch cổ phiếu trên sàn. Tính bình quân, mỗi ngày Mai táng Hải Phòng mang về xấp xỉ 300 triệu đồng doanh thu. -
Bắc Ninh: Từ 8/3 các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động trở lại
Đời sống đô thị - 13 giờ trướcLãnh đạo UBND tỉnh Bắc Ninh cho phép quán bar, vũ trường, club, karaoke, massage... cũng như các lễ hội, di tích, điểm du lịch được phép kinh doanh, tổ chức trở lại từ 8/3. -
Chiều 7/3, ghi nhận thêm 3 ca mắc COVID-19 ở Hải Dương và Bắc Ninh
Dân sinh - 13 giờ trướcChiều 7-3 nước ta có thêm 3 ca mắc mới COVID-19 trong đó 1 ca tại Hải Dương và 2 trường hợp là chuyên gia nhập cảnh được cách ly tại Bắc Ninh. Việt Nam hiện có 2.511 bệnh nhân. -
Việt Nam lần đầu lọt nhóm nền kinh tế có ‘Chỉ số tự do kinh tế trung bình'
Chuyển đổi số - 13 giờ trướcVới 61,7 điểm, Việt Nam đã lần đầu tiên lọt nhóm nền kinh tế có “Chỉ số tự do kinh tế ở mức trung bình”, trở thành nền kinh tế tự do đứng thứ 90/178 nền kinh tế trong bảng xếp hạng năm 2021.
-
Đã xác định 41 người đi trên chuyến bay có bệnh nhân tái dương tính COVID-19
Dân sinh - 13 giờ trướcCác lực lượng chức năng TP Hải Phòng đã khẩn trương điều tra, rà soát những người trên chuyến bay VN1188 đang cư trú ở địa phương. Đến 6 giờ sáng 7/3 đã có 41 người liên hệ, khai báo y tế... -
Hà Nội bỏ giãn cách trên xe khách công cộng từ ngày 8/3
Đời sống đô thị - 15 giờ trướcBắt đầu từ sáng 8/3, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội yêu cầu các xe chở khách, các bến xe khách hoạt động trong địa bàn thành phố, bỏ việc giãn cách trên phương tiện vận tải hành khách công cộng. -
Hà Nội: Đề xuất mở rộng vùng phục vụ của 2 tuyến buýt sử dụng năng lượng sạch
Quy hoạch-Dự án - 15 giờ trướcSở Giao thông - Vận tải Hà Nội vừa đề xuất thành phố phương án kết nối, mở rộng vùng phục vụ, điều chỉnh dịch vụ xe buýt đối với các tuyến buýt CNG04, CNG07 sử dụng nhiên liệu sạch (khí CNG). -
Sáng mai 100 y bác sĩ, nhân viên đầu tiên tại Hà Nội tiêm vắc xin COVID-19
Đời sống đô thị - 15 giờ trướcTheo thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, trong ngày mai 8/3, 100 y bác sĩ, nhân viên đầu tiên tại Bệnh viện sẽ được tiêm vắc xin Covid-19. -
AirAsia ra mắt dịch vụ taxi bay vào năm 2022
Chuyển động - 21 giờ trướcAirAsia cho biết những chiếc taxi bay mà họ hy vọng sẽ bắt đầu cung cấp vào năm tới sẽ có tới 4 chỗ ngồi và chạy bằng quadcopter.