Bitcoin không còn là `tài sản rìa` đối với thị trường chứng khoán
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Singapore DBS, dù muốn hay không, các nhà giao dịch trên thị trường chứng khoán cần theo dõi giá Bitcoin. Vì, họ có nguy cơ sẽ bị "sảy chân" khi tài sản kỹ thuật số phổ biến nhưng dễ bay hơi này có những động thái lớn.
Nhà kinh tế trưởng Taimur Baig và nhà chiến lược vĩ mô Trương Duy Lương của DBS đã viết trong một báo cáo nghiên cứu: “Kết quả là bitcoin không còn là 'tài sản rìa' như trước đây nữa, do các mối tương quan cao hơn và sự gia tăng biến động chứng khoán Mỹ dẫn đến những biến động cực đoan trên thị trường bitcoin”.
Hai nhà nghiên cứu đã quyết định theo dõi mối tương quan giữa chứng khoán và bitcoin vào tháng 11/2020, vào khoảng thời gian vốn hóa của thị trường tiền mã hóa đạt mức 1.000 tỷ USD. Vì thiếu dữ liệu cần thiết hàng ngày, họ đã chọn phân tích mối tương quan dựa trên lợi nhuận hàng giờ - So sánh Bitcoin với Hợp đồng tương lai được giao dịch liên tục ES00 trên S&P 500.
Họ nhận thấy rằng mối tương quan là tích cực trong mọi tháng kể từ tháng 11/2020, có nghĩa là giá bitcoin và cổ phiếu có xu hướng di chuyển theo cùng một hướng. Khi đó "mối tương quan tương đối thấp" ở mức 0,20.
Bitcoin giờ đã không còn là "tài sản rìa" với thị trường chứng khoán. Ảnh: Cryptonews.
Sự tương quan đo lường sức mạnh của mối quan hệ giữa hai tài sản. Tương quan là +1,0 có nghĩa là chúng di chuyển theo cùng một hướng có tính chất cố định. Tương quan là -1,0 nghĩa là chúng di chuyển bằng nhau theo hướng ngược lại với nhau. Còn tương quan bằng 0 có nghĩa là không có quan hệ thống kê.
Những mọi thứ trở nên thú vị hơn khi họ kiểm tra xem liệu các động thái "cực đoan" của bitcoin có lan sang thị trường chứng khoán hay không. Sau tất cả, họ lưu ý, bitcoin thường được coi là phong vũ biểu cho sự thèm muốn của nhà đầu tư đối với các tài sản rủi ro.
Để làm vậy, nhà đầu tư tập trung vào những mối tương quan trong các khoảng thời gian khi lợi nhuận hàng giờ của bitcoin lớn hơn 10% hoặc tệ hơn là -10%. Dữ liệu cho thấy 4 ngày giao dịch 28/12, 4/1, 29/1 và 19/5 đáp ứng tiêu chuẩn: 3 ngày đầu tiên là tích cực, trong khi ngày 19/5 chứng kiến bitcoin giảm mạnh.
Lợi nhuận 60 giờ tiếp theo sau mỗi lần thay đổi cho thấy sự tương quan tăng vọt lên 0,26 so với con số 0,19 trong điều kiện giao dịch bình thường. Nói cách khác, dữ liệu cho thấy tâm lý thị trường chứng khoán có thể đi đôi với tâm lý thị trường bitcoin sau một động thái lớn bất thường.
Các nhà phân tích cho biết các kiểm tra thống kê khác phù hợp với phát hiện rằng những động thái lớn của bitcoin được theo sau bởi sự biến động thị trường chứng khoán cao hơn bình thường.
Bitcoin đã phải chịu áp lực trong tháng này, có thời điểm giảm hơn 50% so với mức cao nhất mọi thời đại trên 60.000 USD. Các nhà đầu tư thực sự nghi ngờ những động thái này góp phần làm suy yếu thị trường chứng khoán, đặc biệt là các cổ phiếu liên quan đến công nghệ.
Nhà phân tích kỹ thuật Andrew Adams cho biết trong một ghi chú của Saut Strategy: “Ít nhất trong một vài ngày, chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi đã có một cái đuôi tiền mã hóa vẫy gọi thị trường tài chính”. "Bitcoin đã giảm khoảng 13.000 USD vào thứ Tư tuần trước để chính thức giảm hơn 50% chỉ trong hơn một tháng".
Giá bitcoin và cổ phiếu phần lớn đã ổn định kể từ đó, với giao dịch tài sản kỹ thuật số tăng khoảng 2,3% trong 24 giờ qua, đổi chủ ở mức trên 38.500 USD trong giao dịch gần đây.
Các tiêu chuẩn chứng khoán chính đã chứng kiến giao dịch đi ngang, mặc dù S&P 500 và Dow Jones vẫn không cách xa mức cao nhất mọi thời đại. Tính đến thời điểm này, S&P 500 đã tăng khoảng 0,4% trong tháng 5, trong khi chỉ số Dow Jones tăng 1,3%. Nasdaq (chứng khoán công nghệ) vẫn giảm 1,6% từ đầu tháng đến khi đóng cửa ngày thứ Tư.
Trong khi đó, một số nhà phân tích lo lắng rằng sự biến động gần đây của bitcoin có thể tạo ra phép thử sâu hơn về sự sụt giá của tiền mã hóa.
Jason Goepfert nhà nghiên cứu của SentimenTrader lưu ý rằng bitcoin đã giảm xuống dưới mức biến động trung bình của nó trong 200 ngày, kết thúc lần biến động dài thứ ba trên mức đo lường kỹ thuật được sử dụng làm kim chỉ nam cho xu hướng dài hạn của một tài sản.
Ông nói, sự sụt giảm đã góp phần vào một trong những mức tăng đột biến lớn nhất từ trước đến nay trong chỉ số biến động “tổng hợp” của bitcoin, đồng thời lưu ý rằng “loại biến động này đã từng là lịch sử tiêu cực đối với bitcoin”. Trong khi đó, các nhà phân tích của DBS khuyến cáo các nhà đầu tư nên cảnh giác.
Họ cảnh báo: “Với những rối loạn gần đây của bitcoin, những người tham gia thị trường có thể khôn ngoan theo dõi những biến động trong không gian này như một phần của việc theo dõi tâm lý và rủi ro".
Tiệp Nguyễn