Trong vòng chưa đầy 2 tuần, hệ thống ngân hàng toàn cầu chao đảo vì làn sóng tin tức tiêu cực. Tại Mỹ, 2 ngân hàng ngừng hoạt động trong khi 1 ngân hàng khác trên bờ vực sụp đổ, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cùng các cơ quan liên quan buộc phải công bố hàng loạt nỗ lực vực dậy niềm tin thị trường. Bên kia bờ Đại Tây Dương, ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ - Credit Suisse buộc phải bị thâu tóm về tay nhà băng UBS trong một thỏa thuận trị giá 3,2 tỷ USD.
Theo Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), hoạt động đi lại bằng đường hàng không gia tăng được cho là sẽ đưa đến các quy định liên quan đến khí thải toàn cầu ngay vào năm tới.
Sau đợt cắt giảm nhân sự hơn 18.000 người trong suốt giai đoạn từ tháng 11/2022 đến tháng 1/2023, ông lớn ngành TMĐT Amazon đã tuyên bố sẽ tiếp tục sa thải thêm 9.000 lao động trong một đợt sa thải mở rộng.
Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang đua nhau giảm giá bán xe để thu hút khách hàng và giải quyết vấn đề hàng tồn kho, nhưng động thái này lại vô tình đe dọa đến chính lợi nhuận của các doanh nghiệp như những gì từng diễn ra trong giai đoạn 2019.
Theo chuyên gia của Swissquote, khủng hoảng của Credit Suisse sẽ không kéo dài bởi điều gây ra cơn “địa chấn” gần đây đối với Credit Suisse là cuộc khủng hoảng niềm tin, vốn không liên quan đến UBS.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương lớn khác ngày 19/3 thông báo sẽ có một nỗ lực phối hợp để nâng cao khả năng tiếp cận thanh khoản cho các ngân hàng, với hy vọng có thể trấn an những lo ngại đang chi phối lĩnh vực ngân hàng toàn cầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, một liên minh các ngân hàng quy mô trung bình của Mỹ đã đề nghị các cơ quan quản lý liên bang mở rộng bảo hiểm tiền gửi liên bang cho tất cả các khoản tiền gửi trong hai năm tới để tránh việc các ngân hàng bị rút tiền ồ ạt.