Bom tấn M&A cuối năm, Korean Air chi 1,6 tỷ USD mua lại Asiana Airlines
Trong thông báo ngày 16/11, Korean Air cho biết hãng sẽ mua Asiana Airlines trong hợp đồng trị giá 1,6 tỷ USD. Đây được coi là bom tấn M&A cuối năm 2020.
Theo đó, thỏa thuận này bao gồm các công ty con của Asiana gồm hãng hàng không giá rẻ Air Seoul và Air Busan. Sau khi thương vụ này hoàn tất, Korea Air sẽ trở thành 1 trong 10 hãng hãng hàng không hàng đầu thế giới.
Đồng thời, với mục tiêu củng cố ngành hàng không nội địa trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, khiến hãng hàng không Korean Air của Hàn Quốc quyết định sẽ thâu tóm hãng không đối thủ có quy mô nhỏ hơn là Asiana Airlines hiện đang gặp khó khăn.
Korean Air sẽ mua lại 30,77% cổ phần của Asiana Airlines từ các chủ nợ của hãng này - trong đó chủ nợ lớn nhất là Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB). Korean Air hiện là hãng hàng không lớn thứ 18 trên thế giới và lớn nhất tại Hàn Quốc.
Đáng chú ý, trong đoạn thông báo phát đi, KDB nhấn mạnh rằng, nếu không tái cơ cấu thì không chắc hay hãng bay hàng đầu Hàn Quốc này có thể tiếp tục tồn tại sau khi đại dịch COVID-19 qua đi.
Trong năm 2020, Asiana thông báo khoản lỗ vận hành 268 tỷ won trong 6 tháng đầu năm 2020, trong khi khoản nợ mà hãng đang gánh đã lên tới 11.500 tỷ won.
Asiana Airlines lâu nay gặp nhiều vấn đề về tài chính
Korean Air khẳng định nếu dịch bệnh COVID-19 tiếp tục kéo dài, tình hình tài chính của Korean Airlines có thể rơi vào nguy hiểm. Hãng có thể tái cấu trúc thị trường hàng không trong nước để thúc đẩy cạnh tranh và hạn chế tối đa sự hỗ trợ từ ngân quỹ nhà nước.
Có thể thấy khó khăn về tài chính của Korean Air là nỗi lo chung của nhiều hãng hàng không trên thế giới hiện nay.
Trước đó, nhà thầu xây dựng Hàn Quốc, HDC Hyundai Developer từng muốn thâu tóm Asiana Airlines hồi tháng 9, song bất thành do đại dịch COVID-19 đã "đóng băng" hoạt động hàng không do các biện pháp hạn chế đi lại và phong tỏa biên giới hàng không của nhiều nước.
Ngày 14/11 Reuters đưa tin, Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB), chủ nợ chính của hãng hàng không Asiana Airlines đang cân nhắc bán hãng hàng không này cho Hanjin Group, công ty mẹ của hãng hàng không đối thủ Korean Air Lines.
Korean Air là hãng hàng không lớn nhất Hàn Quốc. Ảnh: Korean Air
Tin tức về vụ sáp nhập giúp giá cổ phiếu của Asiana Airlines tăng tới 28,7% trong phiên giao dịch sáng 16/11. Còn giá cổ phiếu Korean Air và Hanjin Kal lần lượt tăng 8,4% và 3%.
So sánh Asiana Airlines và Korean Air Lines
Hải Yến