
Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh hơn nữa tiến trình chuyển đổi số
Việc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh hơn nữa tiến trình chuyển đổi số, Chính phủ điện tử, giao dịch điện tử là nhằm theo kịp xu thế, đáp ứng yêu cầu phát triển, góp phần giảm thiểu rủi ro từ dịch bệnh.
Đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu đã cho kinh tế thế giới chứng kiến nhiều biến động. Giãn cách xã hội, sự lựa chọn không mong muốn, đã trở thành giải pháp tình thế trên quy mô vô tiền khoáng hậu. Tuy nhiên, đây thực sự là cơ hội để con người nhận ra tính ưu việt của kinh tế số và yêu cầu cấp bách hơn nữa quá trình chuyển đổi số.
"Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 749 ngày 3/6/2020.
Chương trình hướng tới mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. Triển khai Quyết định 749, đến nay đã có một số bộ, tỉnh ban hành Chương trình/Kế hoạch chuyển đổi số của đơn vị mình như: TP HCM, Điện Biên, Thừa Thiên - Huế, Lạng Sơn và Bộ Xây dựng.
Theo Nghị quyết 118 về phiên họp thường kỳ tháng 7/2020 được ban hành mới đây, Chính phủ đã yêu cầu đẩy nhanh hơn nữa tiến trình chuyển đổi số, Chính phủ điện tử, giao dịch điện tử... nhằm theo kịp xu thế, đáp ứng yêu cầu phát triển, góp phần giảm thiểu rủi ro từ dịch bệnh.
Với việc xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan tiếp tục thực hiện nghiêm việc gửi nhận văn bản điện tử và đổi mới phương thức làm việc thông qua xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, đặc biệt đề cao vai trò của lãnh đạo các cấp gương mẫu, đi đầu trong sử dụng chữ ký số cá nhân để phê duyệt hồ sơ, văn bản điện tử, bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu đề ra.
Khẩn trương ban hành hướng dẫn về mẫu kết quả thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực theo dõi trong tháng 9/2020 để làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền cung cấp kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử theo quy định tại Nghị định 45/2020/NĐ-CP.
Các bộ, cơ quan cũng được yêu cầu tập trung tái cấu trúc quy trình, hoàn thành việc xây dựng, tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia các dịch vụ công ưu tiên năm 2020 và 30% dịch vụ công trực tuyến đang triển khai theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các Nghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP và Quyết định số 411/QĐ-TTg; khẩn trương hoàn thành tích hợp đồng bộ kết quả xử lý hồ sơ và tích hợp thanh toán trực tuyến các nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Nghị quyết 118 của Chính phủ nêu rõ, các bộ, cơ quan được giao báo cáo chỉ tiêu KT-XH tại Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 24/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các địa phương khẩn trương nâng cấp, hoàn thiện các chỉ tiêu, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, kết nối và cung cấp dữ liệu về các chỉ tiêu KT-XH, thông tin báo cáo hàng ngày trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ và Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.
Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng Chương trình đầu tư công về xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025 thay cho nhiệm vụ xây dựng Đề án xây dựng Chính phủ điện tử giai đoạn 2021 - 2025, bảo đảm tuân thủ theo các quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.
Trao đổi với VOV, TS. Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) phân tích bản chất của chuyển đổi số, không gian số: Mô hình giao dịch truyền thống dựa trên uy tín và xác lập chi phí giao dịch.
Đối với mô hình số, khoa học công nghệ cho phép số hóa mọi hoạt động, có khả năng tìm kiếm thông tin và kết nối rất nhanh. Điều này làm giảm chi phí giao dịch, qua đó giải quyết được bài toán hiệu quả rất lớn và có tính cách mạng. Do đó, nước nào hiểu rõ được vai trò của không gian số và chuyển đổi số thành công thì có thể thay đổi diện mạo của mình. Chiến lược chuyển đổi số là việc không dễ nhưng cần phải làm để bắt kịp xu thế thế giới.
Một trong những trụ cột quan trọng của chuyển đổi số phải kể đến công nghệ điện toán đám mây (ĐTĐM). Hiện các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam đều đã chuyển dịch theo xu hướng này và nhu cầu khai thác ĐTĐM cũng đang tăng trưởng mạnh.
Việc chuyển đổi số bằng nền tảng điện toán đám mây giúp xây dựng một hệ sinh thái các doanh nghiệp điện toán đám mây Việt Nam làm chủ công nghệ, cung cấp hạ tầng và dịch vụ điện toán đám mây đạt chuẩn để từ đó hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số, phục hồi tốt hơn trong giai đoạn này.
Ông Vũ Minh Trí, Tổng giám đốc VNG CLOUD, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu Việt Nam nhận định, sự sẵn sàng của đội ngũ kỹ sư Việt Nam, việc đào tạo cho khách hàng sử dụng ứng dụng tại chỗ... là yếu tố vượt trội của doanh nghiệp đám mây trong nước so với nhà cung cấp nước ngoài. Với những ưu điểm này, hy vọng điện toán đám mây sẽ lan toả rộng khắp, không chỉ ở các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mà kể cả các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ.
"Các doanh nghiệp phải sẵn sàng hoạt động trên nền tảng số. Làm sao để mỗi nhân viên của một công ty có thể làm việc, kết nối được với nhau. Làm sao để tương tác trực tuyến với nhà cung cấp, đối tác? Đó là những xu thế sẽ thay đổi rất nhiều cách thức hoạt động của các doanh nghiệp Việt hậu COVID-19", ông Vũ Minh Trí chia sẻ.
Lệ Vỹ (T/h)
Tin liên quan

Xót xa nhìn cảnh nông dân đổ đi cả xe ô tô rau củ vì không bán được
Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ 50.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số trong năm 2021

Đặt mục tiêu đến năm 2030 đưa trí tuệ nhân tạo trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam

EVNHANOI chuyển mình với hệ sinh thái dịch vụ mới

Những giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền tải điện

Ngân hàng lớn nhất của Nga sẽ phát hành tiền điện tử của riêng mình vào tháng 3

Điện thoại 2G, 3G không được nhập khẩu vào Việt Nam từ tháng 7 năm nay
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Bộ Y tế cấp phép thêm 2 loại vaccine COVID-19 của Nga và Mỹ, chuẩn bị nhập khẩu về Việt Nam
Dân sinh - 9 giờ trướcThêm 2 loại vaccine COVID-19 vừa được Bộ Y tế phê duyệt để sử dụng cho nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch trong nước. Đó là vaccine COVID-19 của Moderna (Mỹ) và vaccine Sputnik V của Nga. -
TP HCM chưa cho phép vũ trường, quán bar, karaoke hoạt động trở lại
Dân sinh - 8 giờ trướcTP HCM sẽ cho phép một số hoạt động không thiết yếu được hoạt động trở lại từ ngày 1/3, nhưng một số hoạt động như vũ trường, bar, karaoke, pub, beer club, vẫn phải tiếp tục tạm dừng cho đến khi có thông báo mới. -
Tỷ giá USD hôm nay 25/2/2021: Quay đầu giảm
Tiền tệ - hôm quaTỷ giá USD hôm nay 25/2 sau một phiên tăng nhẹ thì hôm nay đồng USD lại quay đầu giảm khi các nhà đầu tư đang có cái nhìn không mấy tích cực về tương lai hồi phục của đồng bạc xanh. -
Chính quyền Tổng thống Biden giáng đòn không kích đầu tiên tại Syria
Quốc tế - 10 giờ trướcQuân đội Mỹ tiến hành đòn không kích đầu tiên do Tổng thống Joe Biden phê duyệt nhằm vào một cơ sở của lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn ở Syria tối 25/2. -
Facebook khôi phục lại Fanpage của các cơ quan báo chí Australia
Công nghệ - 10 giờ trướcQuyết định khôi phục lại Fanpage của các cơ quan báo chí Australia được Facebook đưa ra sau khi, Chính phủ sửa đổi một số điều khoản trong dự luật buộc Facebook và Google phải trả tiền cho các nội dung tin tức.
-
Giá cà phê hôm nay 26/2/2021: Nguồn cung thiếu đẩy giá cà phê lên cao
Tiêu dùng - 9 giờ trướcGiá cà phê hôm nay 26/2 sau một ngày chững giá thì lại tiếp tục đà tăng trở lại, trung bình từ 100-300 đồng/kg tại thị trường trong nước, mức thu mua hiện nay dao động trong khoảng 32.600 - 33.100 đồng/kg. -
Boeing nhận tiếp án phạt 6,6 triệu USD
Chuyển động - 10 giờ trướcReuters đưa tin, Boeing sẽ trả 6,6 triệu USD cho các cơ quan quản lý Hoa Kỳ như một phần của thỏa thuận về việc mất hiệu lực giám sát chất lượng và an toàn trong nhiều năm qua. -
Phí logistics tăng cao, doanh nghiệp xuất khẩu chật vật ứng phó
Sự kiện-Vấn đề - 9 giờ trướcGiá cước vận tải biển tăng gấp 3 - 4 lần, thậm chí có thời điểm tăng cao gấp 10 lần so với cùng kỳ khiến doanh nghiệp xuất khẩu chật vật ứng phó. -
Tesla tạm đóng cửa nhà máy sản xuất xe điện tại Mỹ do thiếu phụ tùng sản xuất
Công nghệ - 9 giờ trướcTỷ phú Elon Musk, CEO của Tesla vừa thông báo, nhà máy sản xuất xe điện của công ty tại Fremont, California đã phải tạm ngừng hoạt động 2 ngày do thiếu phụ tùng sản xuất. -
Toyota hoãn khai trương nhà máy mới tại Myanmar do đảo chính
Chuyển động - 9 giờ trướcNikkei Asia đưa tin, Toyota Motor đã quyết định hoãn việc mở một nhà máy mới ở Myanmar trong bối cảnh bất ổn chính trị gia tăng sau cuộc đảo chính ngày 1/2. Nhà máy đã được lên kế hoạch mở cửa trong tháng này.