COVAX sẽ cung cấp 2 tỷ liều vaccine cho các nước nghèo từ đầu năm 2021
COVAX sẽ cung cấp khoảng 2 tỷ liều vaccine COVID-19 cho 109 nước tham gia trong 6 tháng đầu năm 2021, với lô hàng đầu tiên dự kiến 1,3 tỷ liều phân phối trong quý I/2021.
Cơ chế Tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX – một sáng kiến được xây dựng nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công bằng và bình đẳng đối với vaccine phòng bệnh COVID-19, đã tiếp cận được gần 2 tỷ liều vaccine, cao gấp đôi so với khả năng cung ứng của chương trình này, với lô hàng đầu tiên dự kiến được phân phối trong quý I/2021.
Trong thông báo ngày 18/12, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác cho biết sáng kiến này, do Liên minh Toàn cầu về vaccine (Gavi), Liên minh Đổi mới sáng tạo sẵn sàng phòng chống dịch (CEPI) và WHO khởi xướng, đặt mục tiêu phân phối 1,3 tỷ liều vaccine đã được phê chuẩn cho 92 nền kinh tế có mức thu nhập thấp và trung bình vào năm 2021.
Toàn bộ 190 nền kinh tế đã đồng ý tham gia chương trình này sẽ tiếp cận được vaccine trong 6 tháng đầu năm 2021, với lô hàng đầu tiên bắt đầu được phân phối trong quý I/2021. Điều này phụ thuộc vào việc phê chuẩn và khả năng sẵn sàng phân phối vaccine của các nước.
Các thỏa thuận mới của COVAX bao gồm thỏa thuận đặt mua trước 170 triệu liều vaccine của hãng dược phẩm AstraZeneca (Anh) và 500 triệu liều của hãng Johnson & Johnson (Mỹ). Cùng ngày, phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã hoan nghênh thông báo của COVAX, đồng thời khẳng định "ánh sáng cuối đường hầm đang sáng hơn chút ít
Chương trình COVAX của WHO được thực hiện nhằm đảm bảo vắc xin Covid-19 được phân bổ công bằng và hiệu quả trên thế giới.
WHO cũng nói trong vài tuần tới sẽ đưa ra những quyết định đánh giá của họ về việc có nên cấp phép dùng khẩn cấp với các vắc xin COVID-19 tiềm năng của Pfizer, Moderna và AstraZeneca hay không.
Việc được WHO phê chuẩn có thể giúp một loại vắc xin được đưa vào sử dụng tại những nước mà cơ quan quản lý dược phẩm chưa thể đánh giá mức độ an toàn, hiệu quả của nó.
Bà Soumya Swaminathan, trưởng nhóm các nhà khoa học của WHO, cho biết đã có ít nhất 10 công ty bày tỏ quan tâm tới việc đánh giá của WHO và đã nộp hồ sơ đề nghị WHO phê chuẩn dùng khẩn cấp với các ứng cử viên vắc xin. Tuy nhiên bà Swaminathan cũng cảnh báo nguồn cung vắc xin COVID-19 chắc chắn sẽ có hạn trong nửa đầu năm 2021.
Trong lúc này dịch bệnh vẫn đang diễn biến tồi tệ hơn tại khắp nơi trên thế giới. Nhiều nơi vẫn phải tiếp tục áp dụng các bước ngăn chặn lây lan như xét nghiệm, truy vết tiếp xúc, cách ly và giãn cách xã hội. Tổng giám đốc WHO cho biết số người chết vì COVID-19 đã tăng 60% trong 6 tuần qua.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 22/11 cho biết cơ quan này sẽ phân phối khoảng 2 tỷ liều vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho các nước đang phát triển trong năm 2021. Chiến dịch khổng lồ này được UNICEF thông báo trong bối cảnh các nhà lãnh đạo thế giới cam kết sẽ đảm bảo việc phân phối vaccine một cách công bằng.
Theo UNICEF, cơ quan này đang làm việc cùng hơn 350 hãng hàng không và các công ty vận chuyển hàng hóa để cung cấp vaccine và 1 tỷ dụng cụ tiêm đến các nước nghèo như Burundi, Afghanistan và Yemen như một phần của sáng kiến COVAX – nhằm phân phối vaccine ngừa COVID-19 cho các nước trên toàn thế giới, trong đó tập trung vào việc tiêm vaccine cho những người có nguy cơ cao nhất ở mọi quốc gia.
Theo UNICEF, ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, việc tiếp cận với vaccine trên thế giới đã không bình đẳng khi khoảng 20 triệu trẻ sơ sinh không được cung cấp “tấm lá chắn” có thể giúp bảo vệ các em trước các bệnh hiểm nghèo, ốm yếu, tàn tật hoặc tử vong. Vai trò của UNICEF trong COVAX xuất phát từ việc cơ quan này là đơn vị mua vaccine lớn nhất trên thế giới. UNICEF thường mua hơn 2 tỷ liều vaccine mỗi năm để triển khai công tác tiêm chủng định kỳ và ứng phó với dịch bệnh cho gần 100 quốc gia.
Xem Thêm: Mỹ đã chính thức “bật đèn xanh” cho vaccine COVID-19 thứ hai của Moderna được sử dụng đại trà
Nguyễn Dung