
Doanh nghiệp nhỏ chưa chú trọng đến xây dựng thương hiệu
(DNVN) - Trong khi doanh nghiệp (DN) lớn hiểu biết rất sâu về vấn đề xây dựng thương hiệu và dành một lượng đáng kể nguồn tiền cho hoạt động này, thì ngược lại các DN cỡ nhỏ gần như chưa chú trọng, dù họ sẵn sàng chi rất nhiều tiền, lên tới 50% doanh thu cho quảng cáo online.
Đây là thông tin được đưa ra tại Tọa đàm "Kết nối thương hiệu Việt" do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng nay (29/11).

Bà Đặng Thanh Vân-Chủ tịch CTCP Thương hiệu và Quản trị Thanhs.
Tại tọa đàm, đánh giá về việc xây dựng thương hiệu hiện nay, bà Đặng Thanh Vân-Chủ tịch CTCP Thương hiệu và Quản trị Thanhs cho biết: Thực trạng hiện nay là các DN lớn hiểu biết rất sâu về vấn đề xây dựng thương hiệu và dành một lượng đáng kể ngân sách cho hoạt động này, trong khi nghịch lý là các DN cỡ nhỏ gần như chưa chú trọng, dù họ sẵn sàng chi rất nhiều tiền, lên tới 50% doanh thu cho quảng cáo online.
"Có DN có thể coi là nhỏ, chỉ với 5-10 nhân lực nhưng doanh thu tới 1.000 tỷ đồng, chạy quảng cáo đến 300 tỷ đồng trên Google và Facebook. Với các DN cỡ vừa, một khảo sát gần đây của chúng tôi đưa ra tín hiệu đáng mừng là các DN cỡ vừa trung bình chi 33% tổng chi quảng cáo - truyền thông vào công tác xây dựng thương hiệu, cao hơn khối doanh nghiệp lớn (25%), doanh nghiệp nhỏ (10%) và siêu nhỏ (5%)", bà Vân nói.
Chia sẻ về khó khăn lớn trong xây dựng thương hiệu đối với các DN vừa và nhỏ (SMEs) bà Vân cho biết, có thể kể đến là bản thân họ chưa chú trọng công tác này, mà chỉ tập trung tối đa đạt doanh thu, rồi lại quay vòng đổ vào quảng cáo online. Trong khi đó, nhiều đơn vị muốn xây dựng thương hiệu cũng rất bối rối với không ít rào cản, mà quan trọng nhất là không tập trung xây dựng năng lực cốt lõi làm lợi thế cạnh tranh, không có bộ phần có đủ năng lực xây dựng chiến lược.
Một điểm rất yếu trong việc xây dựng thương hiệu Việt là khả năng kết nối còn yếu giữa các DN. Ví dụ chúng ta đi chào hàng ở nước ngoài thường đi theo nhóm các doanh nghiệp ngang hàng, cùng trong một hiệp hội, tức là không có nhiều giá trị khác biệt. Trong khi ở nhiều nước trên thế giới, họ liên kết theo chiều dọc, theo chuỗi giá trị, ví dụ doanh nghiệp sản xuất đi với doanh nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp luật, tư vấn.

Tọa đàm "Kết nối thương hiệu Việt".
Còn theo ông Vũ Xuân Trường đến từ Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, các DN Việt hiện nay đang trong giai đoạn chuyển đổi về thương hiệu, vì vậy DN cần có nhận thức đúng về giá trị thương hiệu. Hiện nay chúng ta phải đối mặt với quá nhiều thách thức trong vấn đề thương hiệu Việt. Đó là vấn đề quy mô nhỏ, đơn lẻ; vấn đề chất lượng, an toàn; năng lực chế biến; khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của DN Việt.
Những khó khăn này đang hiển hiện trong thực tế. Cùng với đó, việc kết nối cung cầu giữa nhà sản xuất và thương mại hiện nay còn rất hạn chế. Chúng ta còn yếu và thiếu năng lực phát triển thương hiệu. Nếu nhận thức thương hiệu là công cụ kinh doanh thì doanh nghiệp phải biết mài sắc nó.
Điểm yếu trong kết nối của DN Việt là câu chuyện thời gian và nguồn lực cho kết nối thương hiệu Việt. Do đó, DN cần có chiến lược để xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, nhiều DN nhỏ và vừa nói “chúng tôi lo bữa ăn hằng ngày làm gì có thời gian để ý tới thương hiệu”. Đây chính là câu chuyện thiếu chiến lược cho một DN, thiếu đầu tư về con người, tài chính và công nghệ. Cùng với đó là thiếu tính nhất quán.
Thương hiệu Việt còn yếu là do thiếu vai trò của các hiệp hội và ngành hàng. Gần đây chương trình thương hiệu quốc gia nhắc tới vai trò của các hiệp hội và ngành hàng đối với kết nối thương hiệu Việt. Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng đang đặt ra vấn đề lớn cho xây dựng thương hiệu.
Chúng ta có pháp luật tốt, đầy đủ nhưng vấn đề thực thi và ý thức người làm kinh doanh thì lại đang có vấn đề. Nếu không có đạo đức kinh doanh từ ban đầu thì không khác gì hỏng từ ý tưởng. Tiếp theo là vấn đề kiềng 3 chân giữa cơ quan quản lý nhà nước, DN và người dân.
Ở nước ta hiện nay có rất ít DN thành công, trở thành một tập đoàn lớn hình thành nên hệ sinh thái. Chỉ đến khi nào người dân nhìn thấy một thương hiệu và yên tâm rằng vào đây mọi thứ đều tốt thì đó là thành công khi làm thương hiệu. Do đó, ông Vũ Xuân Trường cho rằng cần xây dựng những thương hiệu lớn để chúng ta có nhiều lựa chọn hơn, để người dân mua mà không phải lăn tăn điều gì.
Từ đó, ông Trường đề xuất một số giải pháp cho câu chuyện kết nối thương hiệu Việt như sau: Đầu tiên là ứng dụng công nghệ thương hiệu Việt như phát triển DN công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp; gia tăng tốc độ chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh doanh ngành hàng. Nên tạo đột phá từ lĩnh vực nông nghiệp. Tiếp theo là kết nối tam giác nhà nước – DN – người dân. Tiếp cận với khái niệm thương hiệu chủ lực, từ ngành hàng chủ lực đến sản phẩm chủ lực đến thương hiệu chủ lực.
Mặt khác, Nhà nước cần chủ động định hướng và hỗ trợ xây dựng những thương hiệu chủ lực, làm đầu tầu phát triển. Các DN nhỏ có thể thực hiện chiến lược núp bóng ông lớn, đứng dưới bóng người khổng lồ", ông Trường nhấn mạnh.

Cận cảnh lô vaccine COVID-19 đầu tiên của Việt Nam cập bến sân bay Tân Sơn Nhất
117.600 liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên đã về đến Việt Nam vào trưa nay (24-2) và đang được bảo quản trong kho lạnh của Hệ thống tiêm chủng VNVC tại TP.HCM.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Bắc Ninh: Phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm

Chỉ tiêu biên chế công chức năm 2021 giảm ít 10% so với năm 2015

Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030

Hà Nội sắp mở cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2021

Bộ Tài chính đề xuất chủ trương xây dựng nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất

Thông tư mới về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe có điểm gì đáng chú ý?
Tin nổi bật

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng 3 khu công nghiệp.
Đọc thêm
-
Thêm gần 5,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Chuyển động - 4 giờ trướcThu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục đạt kết quả tích cực, khi trong 2 tháng đầu năm, có 5,46 tỷ USD vốn đăng ký, 2,5 tỷ USD vốn thực hiện. -
Giá xăng tăng hơn 800 đồng/lít từ chiều nay 25/2
Tiêu dùng - 4 giờ trướcLiên Bộ Công Thương – Tài chính vừa thông báo điều chỉnh giá xăng, dầu áp dụng từ 15h ngày 25/2, giá xăng E5 tăng lên 17.031 đồng/lít; xăng A95 tăng lên 18.084 đồng/lít. -
Đề xuất lập quy hoạch xây dựng hệ thống cống, kết hợp với cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch
Đời sống đô thị - 22 giờ trướcVideo thiết kế hệ thống hầm ngầm khổng lồ chống ngập kết hợp cao tốc ngầm chống ùn tắc nội đô dọc Công viên Tô Lịch. -
Facebook đầu tư 1 tỷ USD vào báo chí truyền thông sau ồn ào ở Australia
Công nghệ - 10 giờ trướcFacebook vừa thông báo sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào ngành báo chí truyền thông trong 3 năm tới, sau những tranh cãi giữa Facebook và Australia về dự luật buộc nền tảng này và Google phải trả phí nội dung tin tức. -
Bộ Y tế đang đàm phán mua thêm vaccine COVID-19 của Nga và Pfizer
Dân sinh - hôm quaBộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định sẽ đảm bảo cung cấp đủ 90 triệu liều vaccine COVID-19 cho Việt Nam trong năm 2021. Theo đó, Bộ đang đàm phán mua thêm vaccine của Nga hay Pfizer.
-
Ngày 24/2, gần 120.000 liều vaccine COVID-19 AstraZeneca đầu tiên về đến Việt Nam
Dân sinh - hôm quaSáng 24/2, 117.600 liều vaccine COVID-19 AstraZeneca đầu tiên trong đơn hàng 30 triệu liều về đến sân bay Tân Sơn Nhất phục vụ nhu cầu phòng chống dịch trong nước. -
Kinh Môn, Hải Dương kết thúc cách ly y tế 3 khu dân cư
Dân sinh - 11 giờ trướcNgành chức năng vừa ban hành quyết định một số khu dân cư trên địa bàn thị xã Kinh Môn, Hải Dương được kết thúc cách ly y tế. -
Bamboo Airways tiếp tục giữ vững ngôi đầu bảng tỷ lệ bay đúng giờ toàn ngành hàng không Việt Nam
Chuyển động - 11 giờ trướcCục Hàng không Việt Nam vừa công bố tỷ lệ đúng giờ, chậm hủy chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam trong thời gian từ ngày 19/1 đến ngày 18/2/2021. -
Hàng không Việt Nam mong muốn được tự mua vaccine COVID-19 để phòng dịch
Chuyển động - 11 giờ trướcBên cạnh việc chờ tiêm chủng theo thứ tự ưu tiên, các hãng hàng không Việt Nam mong muốn được tự mua vaccine để phòng dịch. -
50% số nông sản Hải Dương đã được giải cứu thành công, Hải Phòng tạo điều kiện cho xe hàng lưu thông
Tiêu dùng - hôm quaTính đến 17h ngày 23/2, Hải Dương đã tiêu thụ được hơn 50% sản lượng trong số gần 91.000 tấn nông sản bị ách tắc không thể tiêu thụ trước dịp Tết Nguyên đán.