G7 đạt thoả thuận hợp tác đối phó Trung Quốc bán phá giá

10:54 | 13/06/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Các nhà lãnh đạo G7 đã đạt được đồng thuận về sự cần thiết của một hướng tiếp cận chung để đối phó với các hành vi bán phá giá của Trung Quốc.

G7 bao gồm các nền kinh tế lớn của thế giới như Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ.

Theo đó, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết lãnh đạo của các nước G7 đã đạt đồng thuận cần thiết để đưa ra cách tiếp cận chung về việc Trung Quốc bán phá giá.

Quan chức này cho Reuters biết, G7 cũng đồng ý rằng họ cần phối hợp trong vấn đề ổn định chuỗi cung ứng, đảm bảo các nền dân chủ sẽ giúp đỡ nhau. Và cũng tiết lộ G7 đã “cam kết cùng hành động” trước những gì đang diễn ra, tiến xa hơn tuyên bố chung từ 3 năm trước. Trung Quốc không được nhắc đến trong tuyên bố này.

G7 đạt thoả thuận hợp tác đối phó Trung Quốc bán phá giá

Lãnh đạo các nước G7 cùng tham gia một phiên họp trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh, diễn ra tại vịnh Carbis, Cornwall, Anh, hôm 12-6 - Ảnh: REUTERS

Theo cấu trúc pháp lý của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc xác định Trung Quốc là "nền kinh tế phi thị trường" cho phép các đối tác thương mại của họ, bao gồm Mỹ, sử dụng một cơ chế đặc biệt để xác định liệu hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc có được bán với giá thấp, không công bằng hay không. Nếu đúng như vậy, thuế chống bán phá giá bổ sung sẽ được áp dụng.

Ngoài ra, Các nhà lãnh đạo G7 cũng vừa công bố một dự án cơ sở hạ tầng để cạnh tranh với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Cam kết đầu tư hàng trăm tỉ USD phát triển cơ sở hạ tầng cho các nước có thu nhập thấp và trung bình, các nhà lãnh đạo G7 tuyên bố sẽ theo đuổi các mối quan hệ đối tác "dựa trên giá trị, tiêu chuẩn cao và minh bạch" trong khuôn khổ của dự án "Tái thiết thế giới tốt hơn" (B3W).

Nhà Trắng khẳng định B3W ra đời với mục tiêu "hỗ trợ thu hẹp nhu cầu cơ sở hạ tầng hơn 40.000 tỉ USD ở các quốc gia đang phát triển".

Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi đây là một sáng kiến quan trọng, đặc biệt là ở châu Phi. Theo Thủ tướng Merkel, tham vọng của G7 là một chương trình nghị sự tích cực dành cho nhiều quốc gia đang bị tụt lại phía sau.

Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi đây là một sáng kiến quan trọng, đặc biệt là ở châu Phi. Theo Thủ tướng Merkel, tham vọng của G7 là một chương trình nghị sự tích cực dành cho nhiều quốc gia đang bị tụt lại phía sau.

Xem thêm: Cơ hội mới cho hợp tác kinh tế Việt Nam và các nước G7

Hoa Trần (t/h)