
Grab đưa ra điều kiện cho thương vụ sáp nhập với Gojek: Anthony Tan phải được làm `CEO trọn đời`
Nguồn tin của Nikkei Asia cho biết, yêu cầu này của Grab đang nhận được các phản ứng mạnh mẽ từ nhà đầu tư.
Ngoài ra, Grab cũng đang tìm kiếm một số điều khoản khác khi ra điều kiện cho việc sáp nhập, bao gồm trao cho ông Tan quyền biểu quyết khá lớn trong công ty, quyền phủ quyết đối với các quyết định của hội đồng quản trị cũng như có ảnh hưởng đến tổng thu nhập của chính mình.
Một nguồn tin riêng cho biết, các điều kiện như "ai được bổ nhiệm và theo điều kiện nào, CEO mới trong trường hợp Tan qua đời" cũng đang được thảo luận giữa hai công ty.
Các yêu cầu, nếu được chấp thuận sẽ mang lại cho Anthony Tan quyền lực đáng kể đối với thực thể được sáp nhập. Tuy nhiên, điều này đã làm dấy lên lo ngại của một số nhà đầu tư vì nó có thể khiến việc IPO công ty sau sáp nhập gặp trở ngại, do lo ngại về quản trị. Một số nhà đầu tư muốn nhanh chóng khởi động một đợt IPO của pháp nhân hợp nhất sau khi kết thúc một thỏa thuận.

Nikkei Asia cho biết, gần đây Grab đã tiến hành giải thích với các nhà đầu tư liên quan rằng, đề xuất của họ đã bị hiểu sai trong quá trình đàm phán. Và rằng pháp nhân sáp nhập sẽ được điều hành theo hướng tuân thủ các quy định về IPO.
Các công ty làm IPO gần đây có các cổ phiếu có quyền siêu biểu quyết sở hữu bởi nhà sáng lập, khiến họ có quyền lực lớn hơn. SoftBank - nhà đầu tư ủng hộ lớn nhất của Grab và Gojek đều từ chối bình luận về các yêu cầu của Grab.
Grab có thể dẫn đầu chi phối trong công ty sau sáp nhập vì được định giá cao hơn Gojek và hoạt động ở nhiều thị trường hơn. Một nguồn tin cho biết, trong khi các cuộc đàm phán vẫn đang ở giai đoạn đầu, một bất đồng quan trọng là cơ cấu cổ phần của pháp nhân hợp nhất. Gojek đã yêu cầu 40% cổ phần, tỷ lệ mà Grab cho rằng "về cơ bản là quá nhiều" do hãng này thấy mình đang ở trong tình trạng tài chính lành mạnh hơn, kể cả doanh thu, so với đối thủ Indonesia.
Grab và Gojek đã đàm phán sáp nhập trong gần một năm, với việc các nhà đầu tư của cả hai bên đang ráo riết theo đuổi một thỏa thuận. Vài người trong số họ mong muốn chấm dứt sự cạnh tranh gay gắt khiến cả hai đốt hàng tỷ USD, đặc biệt là khi họ đều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch khiến nhu cầu với mảng gọi xe cốt lõi bị ảnh hưởng.
Yêu cầu của Grab phản ánh chiến lược của SoftBank. Vision Fund đã đầu tư khoảng 3 tỷ USD vào Grab và các phần trong danh mục dịch vụ gọi xe của họ. Uber Technologies và Didi Chuxing cũng là cổ đông của Grab.
SoftBank và Vision Fund đôi khi nắm cổ phần lớn trong các công ty nhưng để những người sáng lập duy trì quyền kiểm soát. Và trong khi việc huy động lượng vốn lớn có xu hướng làm loãng cổ phần sở hữu của người sáng lập, SoftBank cho phép các công ty đầu tư của mình vẫn nằm dưới sự kiểm soát của người sáng lập. Điều đó cũng bảo vệ công ty Nhật Bản khỏi việc gánh chịu các khoản nợ phải trả nếu khoản đầu tư trở nên khó khăn.
Nhưng việc trao quyền kiểm soát bất bình đẳng cho người sáng lập đã bị giám sát chặt chẽ khi WeWork, một khoản đầu tư lớn của SoftBank, cố gắng IPO vào năm ngoái. Ban đầu WeWork cho biết nhà đồng sáng lập Adam Neumann sẽ sở hữu cổ phiếu có quyền biểu quyết nhiều hơn 20 lần so với cổ phiếu phổ thông và vợ ông là Rebekah sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ định người kế vị nếu ông qua đời.
Vụ IPO cuối cùng đã sụp đổ, và sự sụt giảm mạnh về định giá của WeWork đã dẫn đến khoản lỗ lớn nhất trong lịch sử của SoftBank. Neumann từ chức CEO nhưng sau đó đã kiện công ty Nhật Bản vì đã rút lại lời đề nghị mua lên tới 3 tỷ USD cổ phiếu WeWork từ ông và các cổ đông khác.
Theo một nguồn tin, các giám đốc điều hành SoftBank đang thảo luận với Tan về các điều khoản. Chưa rõ chi tiết về thỏa thuận cổ đông hiện tại giữa Grab và Vision Fund của SoftBank, đơn vị sở hữu cổ phần tại Grab. Các hồ sơ cho thấy một đơn vị SoftBank sở hữu 22% cổ phần của Grab Holdings nhưng không có quyền biểu quyết vào năm 2018. SoftBank sau đó đã chuyển nhượng cổ phần của mình cho Vision Fund.
Các nhà đầu tư đằng sau Grab và Gojek đang liên kết để tìm kiếm sự hợp nhất giữa hai công ty, nhưng bản thân các công ty vẫn tách biệt và thỏa thuận cuối cùng vẫn còn nhiều tháng nữa. Một số người cho biết cả hai công ty vẫn có thể rời bỏ thỏa thuận.
Ngay cả khi cả hai kỳ lân đồng ý hợp nhất, các vấn đề chống độc quyền chắc chắn sẽ xuất hiện. Thị trường quan trọng là Indonesia, nơi cả hai vẫn chiếm ưu thế trong cả dịch vụ đặt xe và giao hàng. Một quan chức cấp cao của chính phủ trước đó nói với Nikkei Asia rằng "chính phủ muốn duy trì sự cạnh tranh lành mạnh giữa hai công ty để có sự cân bằng thị trường" và nếu một công ty thống lĩnh được thành lập, nó "có thể gây hại cho người tiêu dùng".
Theo VnExpress
Tin liên quan

Truyền hình Doanh nhân: Bitcoin trượt giá, Elon Musk bay 15 tỷ USD trong 1 đêm
Cổ phiếu của Tesla đã giảm khoảng 8,55%, khiến tài sản của tỷ phú Elon Musk bốc hơi 15,2 tỷ USD, mất luôn vị trí người giàu nhất thế giới, sau khi đồng Bitcoin trượt giá.

Xót xa nhìn cảnh nông dân đổ đi cả xe ô tô rau củ vì không bán được

560 tình nguyện viên tại Long An tiêm thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 `Made in Việt Nam`

TP HCM bất ngờ tổ chức xét nghiệm ngẫu nhiên người đến quán nhậu

Cận cảnh lô vaccine COVID-19 đầu tiên của Việt Nam cập bến sân bay Tân Sơn Nhất
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Tập đoàn Mường Thanh lên tiếng sau khi bị tố bán thẻ hội viên Golf “phân biệt đối xử”

Sữa Mộc Châu kỳ vọng đạt doanh thu vượt mốc 3.000 tỷ đồng trong năm 2021

Nhờ `nhìn xa trông rộng`, Hyundai vẫn đủ chip khi toàn ngành thiếu hụt

Thế giới Di Động lãi gần 500 tỷ đồng trong tháng 1/2021

Loship nhận được khoản đầu tư từ nhà đồng sáng lập phần mềm Skype

Niu Technologies đang đàm phán để cung cấp xe máy điện cho Gojek
Tin nổi bật

Tại Quyết định 241/QĐ-TTg ban hành ngày 24/2/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030.
Đọc thêm
-
Khách quốc tế đến Việt Nam giảm 38% trong tháng 2 năm 2021
Dân sinh - 16 giờ trướcTheo thông tin từ Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 2 ước đạt 11.000 lượt người, giảm 38% so với tháng 1 và giảm 99,1% so với cùng kỳ năm ngoái. -
Thị trường ôtô sau Tết: Sức mua kém, các hãng đua nhau khuyến mãi kích cầu
Tiêu dùng - 16 giờ trướcSức mua kém buộc các hãng xe và đại lý phải đưa ra nhiều chương trình ưu đãi để kích cầu. -
TP.HCM ra văn bản khẩn xử lý mạnh tay vi phạm tiếng ồn từ karaoke
Đời sống đô thị - 17 giờ trướcUBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn yêu cầu các sở ban ngành và chủ tịch UBND các quận, huyện về việc xử lý các vi phạm tiếng ồn từ karaoke. -
Cổ phiếu công ty bầu Thụy tăng gần 70 lần sau nửa năm
Trên sàn - 20 giờ trướcSau hơn nửa năm niêm yết, cổ phiếu THD của Thaiholdings đã tăng một mạch từ mức tham chiếu hơn 3.000 đồng (đã điều chỉnh) lên 204.000 đồng hiện tại, tương đương mức tăng 68 lần. -
CPI tháng 2/2021 tăng 1,52% và là mức tăng cao nhất trong 8 năm qua
Tiêu dùng - 18 giờ trướcTheo Tổng cục Thống kê công bố, CPI tháng 2 tăng 1,52% so với tháng trước, mức tăng cao nhất trong 8 năm gần đây.
-
Facebook chi 650 triệu USD để giải quyết vụ kiện quyền riêng tư tại Mỹ
Công nghệ - 18 giờ trướcGần 1,6 triệu người dùng Facebook ở Mỹ nhận được ít nhất 345 USD sau khi cáo buộc mạng xã hội này đã sử dụng tính năng gắn thẻ ảnh khuôn mặt mà không được cho phép. -
Nhiều ngân hàng đã công bố lịch tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021
Ngân hàng - 2 ngày trướcKết thúc tháng 2/2021, nhiều ngân hàng đã công bố lịch tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021. -
Hai tháng đầu năm: 33.611 doanh nghiệp phải `rút lui` khỏi thị trường
Sự kiện-Vấn đề - 2 ngày trướcTheo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước đã có 33.611 doanh nghiệp phải "rút lui" khỏi thị trường trong hai tháng đầu năm, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2020. -
Công ty sản xuất xi măng ở Ninh Bình nợ thuế gần 17 tỷ đồng
Thuế - 22 giờ trướcCông ty cổ phần Xi măng Phú Sơn đứng đầu trong danh sách nợ thuế đến tháng 2/2021 của Cục Hải quan Hà Nam Ninh. Số tiền thuế công ty này còn thiếu lên tới gần 17 tỷ đồng. -
Oppo ấn định ngày ra mắt dòng OPPO Find X3 vào ngày 11/3
Công nghệ - 21 giờ trướcOppo vừa đăng tải một poster chính thức trên trang mạng Weibo của hãng tiết lộ rằng dòng OPPO Find X3 sẽ được chính thức ra mắt vào ngày 11/ 3 tại Trung Quốc.