
Hà Nội: Giá thuê phòng giảm kịch sàn, khách sạn ồ ạt rao bán, chủ lớn cũng cạn tiền 'ngủ đông`
Nhiều khách sạn tại Hà Nội đang đua nhau giảm giá phòng lên tới 70 - 80% để thu hút khách, thậm chí nhiều khách sạn tư nhân hàng chục đến hàng trăm tỷ đã được rao bán.
Kinh doanh ế ẩm, phải rao bán cả khách sạn
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng khách du lịch giảm mạnh nên nhiều khách sạn ở trung tâm Hà Nội đã rơi vào tình trạng hiu hắt, ế ẩm. Không ít cơ sở lưu trú đã phải đóng cửa, rao bán hoặc giảm giá kịch sàn.

Thông tin khách sạn Hà Nội rao bán trên trang alonhadat.
Khảo sát tại khu trung tâm quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, điểm chung dễ nhận thấy là hàng loạt cơ sở lưu trú quy mô lớn, cao từ 5 - 7 tầng mặt phố Hàng Trống, Hàng Gai, Gia Ngư, Lò Sũ...cửa khóa im ỉm, một số khách sạn hoạt động cầm chừng treo biển giảm giá sâu đến 80%.
Nếu trước đây đây giá phòng mỗi đêm ở khách sạn 2-3 sao khu vực Hoàn Kiếm dao động từ 1 triệu đến 2 triệu đồng/đêm nhưng hiện tại cũng giảm xuống chỉ còn 200 - 500 nghìn đồng/đêm.
Không chỉ các khách sạn nhỏ, hàng loạt khách sạn lớn như Hilton, Metropole, Deawoo, Pullman... đều đang giảm giá phòng khá mạnh.
Gần đó, khách sạn Hilton Hanoi Opera (Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm) cũng đang giảm sâu giá phòng tới 80% trên ứng dụng đặt phòng với giá chỉ từ 1,4 triệu đồng/đêm. Hanoi Daewoo Hotel (Kim Mã, quận Ba Đình) tung chương trình giảm tới 74% giá phòng trên các ứng dụng đặt phòng giảm còn 1,8 triệu đồng/đêm.
Được biết hiện nay nhiều khách sạn tại Hà Nội doanh thu trong tháng không đủ vận hành. Việc giảm giá chủ yếu là để duy trì khách sạn, kéo dài thời gian đợi vượt qua dịch bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc giảm giá gần như cũng không có tác dụng nhiều bởi lượng khách vãng lai thời điểm này cũng rất ít.
Dù đã tìm đủ mọi cách, nhưng đến thời điểm hiện tại, nhiều khách sạn vẫn không thể trụ vững, chủ kinh doanh phải tính đến phương án đóng cửa vĩnh viễn, bán khách sạn. Tại phố Hàng Bè, một khách sạn với gần 20 phòng, tổng diện tích hơn 560m2 sàn, có gara rộng đang chào bán giá chỉ 35 tỷ đồng.
Cách đó không xa, một khách sạn khác cũng đang treo biển rao bán với giá 69 tỷ đồng. Khách sạn có diện tích 102m2, mặt tiền 5,5m được thiết kế 5 tầng gồm 16 phòng. Tầng 1 được cho thuê bán hàng với giá 70 triệu đồng/tháng, 4 tầng còn lại làm khách sạn với giá thuê 90 triệu đồng/tháng.
Hàng loạt khách sạn mini khác tại các phố Hàng Gai, Hàng Buồm (Hoàn Kiếm), Đặng Thai Mai, Trúc Bạch , Quảng An (Tây Hồ)...là những nơi trước đây kinh doanh khách sạn "hái ra tiền" cho khách Tây thuê nhưng hiện nay cũng đang rao bán ồ ạt.
Không chỉ hệ thống khách sạn mini ở khu phố cổ, Hồ Tây điêu đứng, nhiều khách sạn thuộc hàng ông lớn ở Hà Nội cũng đang tìm chủ mới.
Trên các trang rao bán nhà đất như alonhadat, batdongsan một khách sạn lớn tại Giảng Võ được rao bán với giá 950 tỷ đồng, khách sạn mặt đường Đội Cấn được rao bán 950 tỷ đồng, một khách sạn khác mặt phố Liễu Giai cũng được rao bán 968 tỷ đồng.

Thông tin khách sạn Hà Nội rao bán trên trang alonhadat.
Một số chủ khách sạn cho biết, du lịch Hà Nội lâu nay mang tính chất đặc thù, nguồn khách du lịch của Hà Nội chủ yếu là khách nước ngoài với loại hình du lịch tìm hiểu văn hóa lịch sử. Chính vì thế, khi hoạt động du lịch lữ hành quốc tế đóng băng, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành và khách sạn điêu đứng.
“Trước khi xảy ra dịch bệnh, trung bình mỗi tháng, khách sạn của tôi thu về khoảng 450 triệu đồng, trừ các chi phí, còn lại lãi khoảng 250 triệu. Từ Tết Âm lịch đến nay, doanh thu khách sạn đã thiệt hại lên đến vài tiền tỷ do dịch Covid-19. Do hàng tháng phải thanh toán tiền vay ngân hàng trả lãi nên tôi đang tính đên phương án bán khách sạn thu hồi vốn trả nợ”, một chủ khách sạn mini trên phố cổ cho biết.
Theo tìm hiểu, phần lớn các khách sạn đang rao bán nguồn vốn kinh doanh chủ yếu vay từ các ngân hàng.

Khách sạn 5 sao Grand Vista Hà Nội rao bán 950 tỷ đồng.
Khi dịch Covid-19 kéo dài, du lịch đóng băng, du khách nước ngoài không có, đã khiến việc kinh doanh thua lỗ kéo dài. Dù đã cắt giảm chi phí, tạm đóng cửa song nhiều doanh nghiệp vẫn không thể kham nổi, buộc phải trả lại hoặc rao bán nhà với giá từ vài chục đến hàng trăm tỷ đồng.
Thị trường khách sạn luôn trong tư thế phòng thủ
Theo Savills, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến thị trường du lịch và khách sạn gần như rơi vào trạng thái ngủ đông trong suốt nửa đầu năm 2020. Sau nhiều năm liên tục đạt tốc độ tăng trưởng du lịch ấn tượng, Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận sự sụt giảm về lượng khách du lịch quốc tế và nội địa trong sáu tháng đầu năm 2020 với mức giảm lần lượt là 56% và 50% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam tạm dừng các chuyến bay quốc tế kể từ cuối tháng 3, vì vậy lượng khách quốc tế đến giảm mạnh gần 99% chỉ trong quý 2.
Dịch bệnh bùng phát khiến nhiều kế hoạch du lịch bị trì hoãn và ngành kinh doanh khách sạn vì thế gặp nhiều khó khăn hơn. Theo thống kê, doanh thu trên mỗi phòng trong nửa đầu năm tại thị trường Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần lượt giảm khoảng 56% và 64% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu trên mỗi phòng cho cả Việt Nam trong cùng kỳ cũng ghi nhận mức giảm tương tự khoảng 55%.
Theo Savills, sự hồi phục hoàn toàn của ngành dịch vụ lưu trú sẽ còn phải đối mặt với nhiều biến động khó lường và phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kiểm soát dịch của thế giới. Tình hình hoạt động của các khách sạn trong quý 3 dự báo sẽ không có nhiều biến chuyển so với quý 2.
Ông Nguyễn Trọng Thức - Phó Giám đốc của CBRE Hotels Việt Nam cho hay, thị trường khách sạn trong giai đoạn 2020-2021 được dự báo sẽ luôn ở trong tư thế phòng thủ, với tình hình hoạt động có thể thay đổi liên tục do phải đối mặt với những biến động khó lường về dịch bệnh cho đến khi có vắc-xin phòng ngừa hoặc phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Savills cũng cho biết, nhiều tập đoàn, quỹ đầu tư đang săn đón những tài sản đang bị áp lực nợ với mức định giá thấp. Tuy nhiên, theo quan sát chung, thị trường khách sạn hiện vẫn chưa ghi nhận nhiều tài sản như thế này ở phân khúc 4 – 5 sao, mà chủ yếu tập trung ở những phân khúc thấp hơn. Song song đó nhiều cơ hội cũng mở ra khi những chủ sở hữu các chuỗi khách sạn cũng đang tìm cách thoái vốn tại một số tài sản kém hiệu quả.
Nguyễn Triệu (T/H)
Tin liên quan

Nhu cầu lắp lưới an toàn tại chung cư tăng vọt sau vụ bé gái bị rơi từ tầng 12
Sau vụ bé gái bị rơi từ tầng 12, nhu cầu lắp lưới an toàn ở ban công, cửa sổ chung cư tăng cao, nhiều thời điểm thợ không kịp thi công.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Nghệ An: Người nông dân xót xa nhìn rau được mùa nhưng bị mất giá

Thị trường xăng dầu năm 2021: Chu kỳ tăng giá mới đang đến gần

Doanh nghiệp tung ra loạt chương trình ưu đãi, đón sóng mua vàng dịp 8/3

Giá hoa hồng bất ngờ tăng vọt gấp đôi, gấp ba ngày thường trước dịp lễ 8/3

Giá lợn hơi hôm nay 5/3/2021: Miền Nam giá cao nhất 78.000 đồng/kg

Những bình hoa `khủng` giá cả chục triệu đồng đắt hàng cận ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
Tin nổi bật

Sau tết Nguyên Đán, nhiều huyện ở Nghệ An đang vào vụ thu hoạch rau màu. Rau được mùa nhưng lại rớt giá thê thảm, không có người thu mua khiến nông dân phải vứt bỏ.
Đọc thêm
-
Tập đoàn Nam Group bị xử phạt vì xây dựng Thanh Long Bay không phép
Cảnh báo - 13 giờ trướcMặc dù chưa có giấy phép xây dựng dự án Thanh Long Bay nhưng Tập đoàn Nam Group vẫn thi công buộc Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận phải xử phạt 17,5 triệu đồng. -
Thủ đoạn của cựu Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn Lê Tấn Hùng tham ô 13 tỷ đồng
An ninh-Trật tự - 13 giờ trướcCựu Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) Lê Tấn Hùng đã chỉ đạo cán bộ cấp dưới bàn bạc, thống nhất với hai công ty du lịch cùng thực hiện gian dối hợp thức hồ sơ dòng tiền nhằm tham ô 13 tỷ đồng. -
Vụ Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn - Sagri: Cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM gây thiệt hại hơn 348 tỷ
An ninh-Trật tự - 13 giờ trướcLiên quan đến vụ sai phạm tại Sagri, ông Trần Vĩnh Tuyến (cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM) bị cáo buộc phạm tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí số tiền hơn 348 tỷ đồng. -
13 địa phương được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 sớm nhất
Dân sinh - 14 giờ trướcTheo kế hoạch của Bộ Y tế, có 13 địa phương được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 sớm ngay trong đợt đầu tiên tháng 3 và tháng 4/2021 gồm: Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng,.. -
Vụ Công ty Mekolor kiện Barclays Long Island Limited ra tòa ICC: Nhà đầu tư Anh phản bác
Cảnh báo - 14 giờ trướcMới đây nhà đầu tư Barclays Long Island Limited (nước Anh) đã có thông tin phản hồi về việc bị Công ty Mekolor (Cần Thơ) kiện Tòa trọng tài thương mại quốc tế ICC, đòi bồi thường 20 tỷ EUR.
-
An Phát Holdings thành lập khu công nghiệp An Phát 1 gần 2.000 tỷ đồng tại Hải Dương
Chuyển động - 15 giờ trướcUBND tỉnh Hải Dương vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án khu công nghiệp An Phát 1 do Tập đoàn An Phát Holdings là chủ đầu tư. KCN có diện tích 180 ha, tổng vốn đầu tư 1.947 tỷ đồng. -
Các đại gia Thái Lan sở hữu những gì tại Việt Nam
Tin tức - 16 giờ trướcChi hàng chục tỷ USD vào thị trường Việt, các đại gia Thái Lan đang sở hữu hàng loạt doanh nghiệp đứng đầu trong các ngành sản xuất và bán lẻ thị trường trong nước như Big C, Sabeco, Nguyễn Kim. -
Thủ tướng “Đối thoại 2045”: Lắng nghe tiếng nói từ giới tinh hoa
Chính trị - 16 giờ trướcChiều 6/3, tại TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có cuộc gặp mặt các doanh nhân, trí thức tiêu biểu với chủ đề "Đối thoại 2045”. -
Hơn 57.000 tài khoản chứng khoán mở trong tháng trước Tết
Trên sàn - 17 giờ trướcTháng 2/2021 có 57.000 nhà đầu tư cá nhân trong nước mới tham gia thị trường, gấp ba lần cùng kỳ năm ngoái. -
Coteccons để trống ghế tổng giám đốc
Chuyển động - 17 giờ trướcCoteccons bổ nhiệm 4 phó tổng giám đốc sau khi quyền tổng giám đốc Võ Thanh Liêm rời công ty. Hiện công ty xây dựng này khuyết vị trí CEO.