
Môi trường lao động KCN thế hệ mới đem lại giá trị không thể ‘cân đong đo đếm được’
(DNVN) - Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Cao Lãnh, Trưởng khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Đại học Xây dựng, tại cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên Tạp chí điện tử Doanh nhân Việt Nam.
TS. Nguyễn Cao Lãnh: Khu công nghiệp trước đây được xây dựng cách đây gần 30 năm, mục tiêu mà chúng ta đặt ra là đem lại giá trị kinh tế, hiệu quả kinh tế và chúng ta đã có những bước thành công rất lớn trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu lao động.
Bước sang năm 2020, đặc biệt là chúng ta đang bước sang một giai đoạn mới - giai đoạn hậu COVID-19 với bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế đang chuyển biến mạnh, làn sóng đầu tư từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản cũng như làn sóng đầu tư dịch chuyển từ châu Âu, châu Mỹ sẽ sang Việt Nam. Các nước châu Âu, châu Mỹ phát triển hơn chúng ta rất nhiều, đến giai đoạn này sự phát triển nền kinh tế thông minh của các nước phát triển đó không chỉ là giá trị kinh tế như trước mà là hướng tới phát triển bền vững (mục tiêu về xã hội, môi trường, con người) và khi đầu tư sang Việt Nam, họ vẫn muốn giữ nguyên, thậm chí phát triển mục tiêu đó. Mô hình cũ của chúng ta chưa đáp ứng được mục tiêu đó. Vì thế chúng ta cần phải có mô hình khu công nghiệp thế hệ mới phù hợp với thế kỷ 21-thế kỷ của phát triển bền vững.
Điểm khác biệt giữa mô hình khu công nghiệp cũ và mô hình khu công nghiệp thế hệ mới được nhìn nhận như sau:
Thứ nhất là sự thay đổi về chức năng, một bên là chức năng sản xuất, một bên là chức năng phục vụ cuộc sống con người. Mô hình cũ của chúng ta được quy định rất rõ ràng-sản xuất là chủ yếu. Các nước phát triển họ trải qua giai đoạn đó từ lâu rồi, từ những năm 50, 60 của thế kỷ trước họ đã xây dựng mô hình hỗn hợp không chỉ có làm việc, sản xuất mà còn tích hợp các yếu tố cộng đồng, nghỉ dưỡng, giải trí, phục vụ các tiện ích công cộng và hướng tới người lao động. Đó là môi trường sống của con người. Đây là sự khác biệt rõ nhất về mô hình khu công nghiệp cũ và khu công nghiệp mới mà chúng tôi đang đề xuất hiện nay.
Sự khác biệt thứ hai giữa khu công nghiệp theo mô hình cũ và theo mô hình thế hệ mới: Một bên là độc lập, một bên là kết nối. Ở mô hình thế hệ mới, hệ thống hạ tầng công cộng sẽ kết nối bên trong và bên ngoài khu công nghiệp với nhau, phục vụ cuộc sống của người lao động. Ví dụ, Khu công nghiệp Bắc Thăng Long chẳng hạn, rất to đẹp, hạ tầng rất tốt, tiêu chuẩn môi trường rất tốt nhưng người lao động lại sống ở khu Kim Chung, Đông Anh bên cạnh – nơi hệ thống công cộng, dịch vụ kém.
Sự khác biệt thứ ba là giá trị kinh tế và giá trị môi trường. Trước đây, khu công nghiệp quy định phải có đất sản xuất, đất cây xanh, đất giao thông, đất hạ tầng kỹ thuật. Tỉ lệ đất chiếm nhiều nhất ở trong khu công nghiệp hiện nay là đất sản xuất. Đối với mô hình khu công nghiệp nếu chỉ phục vụ nhu cầu sản xuất thì chức năng ở trong khu công nghiệp sẽ khác, còn mô hình phục vụ mục đích của cộng đồng, phát triển bền vững sẽ khác. Lúc đó đòi hỏi trong khu công nghiệp đó phải có công viên, rạp chiếu phim, hồ nước, đáp ứng được các nhu cầu về thể thao, giải trí… phục vụ cho cuộc sống người lao động.
Thứ tư là về giá trị tổng thể kinh tế của sự phát triển hỗn hợp trong mô hình khu công nghiệp thế hệ mới. Lợi ích của nó có thể lớn hơn cả sự phát triển đơn lẻ như trước. Ở khu công nghiệp thế hệ mới, tiêu chuẩn chất lượng lao động cũng khác. Tiêu chuẩn này phụ hợp với yêu cầu của của các nhà đầu tư của các nước phát triển.
Cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi mô hình quản lý cũng đổi khác. Mô hình các khu công nghiệp thông minh sẽ rất phát triển với sự sử dụng hệ thống công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo. Người lao động tương ứng với môi trường như vậy thì cũng sẽ khác. Cái này phù hợp với xu hướng phát triển của các nước châu Âu và châu Mỹ.
Thưa ông, trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu, Việt Nam được ghi nhận sẽ trở thành một cứ điểm sản xuất quan trọng trong 5 năm tới, giúp thị trường BĐS công nghiệp phát triển. Vingroup cũng đang có động thái tham gia vào BĐS công nghiệp. Ông đánh giá thế nào về thuận lợi cũng như những khó khăn đối với thị trường đầy này?
TS. Nguyễn Cao Lãnh: Theo tôi được biết, Tập đoàn Vingroup cam kết 10.000 tỷ đồng để phát triển thị trường BĐS công nghiệp ở Việt Nam. Đây là một tín hiệu tốt, một dấu hiệu mới cho thị trường BĐS công nghiệp ở một tiêu chuẩn mới bởi vì Tập đoàn này đều làm những vấn đề rất cập nhật theo sự phát triển. Những năm 91,92 thế kỷ trước, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Linh Đàm được xây dựng thành một khu đô thị kiểu mẫu nhưng tới thời điểm 2015 thì những đô thị này so với đô thị khác thì đã lạc hậu lắm rồi. Khu công nghiệp cũng như vậy, khi mức sống và trình độ người lao động phát triển thì mô hình phải thay đổi. Tôi nghĩ, hiện là thời điểm thích hợp nhất để thay đổi. Nếu không thay đổi, chúng ta không thể đón được làn sóng đầu tư từ các nước phát triển như châu Âu và Mỹ vào Việt Nam.
Bắt đầu từ năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt một loạt các nhiệm vụ quy hoạch của các tỉnh, trong đó đã tích hợp tất cả các yếu tố đó vào trong quy hoạch và cũng có tính đến việc quy hoạch tổng thể hệ thống nguyên vật liệu, hệ thống logistics, kết nối với hệ thống cảng biển, sân bay quốc tế. Tôi nghĩ trong thời gian tới chúng ta sẽ có quy hoạch phát triển cho thị trường BĐS khu công nghiệp cho Việt Nam.
Mô hình cho khu công nghiệp thế hệ mới đem lại lợi ích cho xã hội rất là lâu dài, nó sẽ được ủng hộ. Quan trọng là cả Đảng, Nhà nước, Chính phủ đều đang quyết tâm vào cuộc thực hiện.
Nói về khó khăn đối với thị trường BĐS công nghiệp khi thực hiện theo mô hình thế hệ mới, theo tôi, khó khăn đầu tiên một mô hình mới cần có người tiên phong. Giống như khu công nghiệp đầu tiên được hình thành tại Việt Nam là khu chế xuất Tân Thuận, Tập đoàn Tân Thuận được coi là tiên phong. Bước đầu họ cũng gặp khó khăn, họ phải vận động ủng hộ, phải mày mò, phải có tư vấn chuyên sâu… Tuy nhiên, ở thời điểm này, rất nhiều mô hình đem về Việt Nam đều đã thành công. Để thay đổi được những cơ chế cố hữu, đặc biệt là tại các địa phương là cả một vấn đề cần có chính sách đặc thù ngay lập tức.
Bên cạnh đó, cái yếu nhất của Việt Nam hiện nay là hệ thống vận chuyển hàng hóa và logistics cũng như công nghệ quản lý cho thị trường BĐS công nghiệp. Sản xuất công nghiệp không thể thiếu chuỗi cung ứng nhưng điều này lại là điểm yếu của hạ tầng BĐS công nghiệp. Ví dụ như ở các nước, chỉ cần lên mạng là sẽ biết khu công nghiệp này như thế nào, còn lô đất nào trống, hệ thống vận chuyển hàng hóa ở khu vực ấy như thế nào, có thể thuê được những ai … Làm sao phải mở cửa để chuỗi cung ứng nguyên vật liệu vào, chuỗi vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ tốt nhất.
Đối với doanh nghiệp khi đầu tư vào thị trường BĐS công nghiệp, họ phải tính toán thực tế về lợi nhuận kỹ càng. Nếu nhà đầu tư nhận thấy lợi ích lâu dài thì họ sẽ đầu tư và thậm chí là đầu tư vào thị trường này có lãi nhiều hơn là BĐS thế hệ cũ. Khi chúng ta phát triển hỗn hợp thì nhiều lợi ích đi kèm hơn như nhà ở, công trình công cộng, dịch vụ.
Việc tạo lập cho môi trường tốt hơn cho người lao động theo mô hình khu công nghiệp thế hệ mới đồng nghĩa với việc tăng năng suất lao động, tăng giá trị của sản phẩm cũng như tăng thương hiệu của doanh nghiệp. Giá trị một môi trường lao động tốt sẽ đem lại giá trị không thể cân đong đo đếm được.

Bản tin kinh tế ngày 17/04/2021: Xử phạt 550 triệu đồng một cá nhân thao túng cổ phiếu TAR
Tin cùng chuyên mục

Đề xuất đợi hết tuổi lao động mới được hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc chỉ hưởng mức thấp hơn

Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu xuống 10-15 năm để được hưởng chế độ hưu trí

TP. HCM kiến nghị gia hạn khoản vay 313 triệu USD của ngân hàng Tái Thiết Đức

Hòa Bình: Chính quyền và ngân hàng chung tay hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19

VNR kêu cứu vì vướng mắc `chậm` phân bố vốn bảo trì

Nguyên nhân chưa hoàn tất giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
SSI công bố lãi trước thuế trong quý I tăng gấp 34 lần so với cùng kỳ 2020
DOANH NGHIỆP - 2 giờ trướcBáo cáo tài chính riêng quý I của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) ghi nhận doanh thu công ty mẹ đạt 1.503 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 528 tỷ đồng, gấp 34 lần so với cùng kỳ năm 2020. -
Vụ bé gái 5 tuổi bị hiếp dâm, sát hại: Cháu bé thường gọi ông, cả xóm `ngã ngửa` khi hung thủ bị bắt
XÃ HỘI - 2 giờ trướcDũng vốn là hàng xóm thân thiết với gia đình bé gái 5 tuổi, cháu thường gọi hung thủ là ông. Mẹ cháu bé cho biết, khi Dũng bị công an đưa đi, cả gia đình và hàng xóm bàng hoàng không dám tin đó là sự thật. -
Giá vàng hôm nay 20/4: Vàng trong nước bật đà tăng mạnh
TÀI CHÍNH - 2 giờ trướcGiá vàng hôm nay (20/4) tăng mạnh trên thị trường trong nước trong khi thị trường thế giới có dấu hiệu chững lại, tuy nhiên, các chuyên gia tiếp tục đưa ra đánh giá lạc quan cho toàn thị trường. -
Lợi nhuận sau thuế đạt 674 tỷ đồng, TCBS hoàn thành 25,4% kế hoạch sau quý I/2021
DOANH NGHIỆP - hôm quaTCSB đánh dấu sự trở lại trong Top 10 thị phần môi giới sàn HoSE trong Quý I/2021 với doanh thu môi giới gấp 4 lần và là động lực chính cho mức tăng trưởng 65%. -
Chính phủ tiếp tục gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất trong năm 2021
TÀI CHÍNH - 3 giờ trướcThủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký, ban hành Nghị định 52/2021/NĐ-CP về việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021.
-
Bức tranh toàn cảnh về 600 công ty kỳ lân toàn thế giới
THỊ TRƯỜNG - 3 giờ trướcVới vai trò là người đi đầu công nghệ và mô hình kinh doanh, đồng thời là người thúc đẩy quan trọng những thay đổi về công nghệ và kinh doanh, các công ty kỳ lân toàn cầu đã và đang phát triển nhanh chóng. -
Gia Cát Lượng thần thánh như vậy tại sao nước Thục lại diệt vong sớm nhất?
XÃ HỘI - 16 giờ trướcGia Cát Lượng quả thực là bậc kỳ tài song cũng bởi vì quá giỏi nên vị quân sư này có phần tự phụ, trong một số trường hợp lại dùng người sai, dẫn đến việc nước Thục suy yếu rồi diệt vong sớm. -
Công ty chứng khoán TP.HCM (HSC) muốn rời HoSE
CHỨNG KHOÁN - 15 giờ trướcSau 12 năm giao dịch trên HoSE, HĐQT công ty chứng khoán TP.HCM (HSC) quyết định sẽ niêm yết cổ phiếu sang Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vì tình trạng nghẽn lệnh kéo dài của HoSE làm ảnh hưởng đến giao dịch. -
Doanh thu quý I/2021 của Kido đạt đạt 2.322 tỷ đồng cao nhất trong vòng 3 năm qua
DOANH NGHIỆP - 14 giờ trướcTâp đoàn Kido vừa công bố tình hình kinh doanh quý I/2021, theo đó doanh thu thuần đạt 2.322 Tỷ đồng, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế đạt 134,9 tỷ đồng tăng 182% . -
Vụ bé 5 tuổi bị sát hại ở Vũng Tàu: Công an đang xác minh làm rõ vai trò của vợ nghi phạm
XÃ HỘI - 14 giờ trướcTheo một số thông tin ở gần nhà nạn nhân, vợ nghi phạm đã cố ý không khai đúng lịch trình của gây nhiễu loạn thông tin. Công an cho biết đã năm được thông tin và đang xác minh làm rõ.