
Tái cấu trúc mô hình kinh doanh - Cơ hội để DN vươn mình sau dịch bệnh
(DNVN) - Trước những tác động hết sức nặng nề do đại dịch COVID-19 gây ra, việc định vị, điều chỉnh chiến lược, tái cấu trúc mô hình cạnh tranh và các giải pháp sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn hiện nay đối với doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng để nhanh chóng khắc phục thiệt hại, lấy lại nhịp độ tăng trưởng, duy trì đà phát triển kinh tế và sự ổn định của đời sống xã hội.
Đánh giá về tác động của dịch COVID-19 đến các doanh nghiệp trong thời gian qua, tại Diễn đàn “Tái cấu trúc mô hình canh tranh và kinh doanh trước thách thức khủng hoảng COVID-19”, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho biết, ngoài những tác động tiêu cực, dịch COVID-19 đã mở ra nhiều xu hướng đầu tư và kinh doanh mới. Thứ nhất là xu hướng đầu tư vào những tài sản an toàn hơn như giá vàng thế giới đã tăng 20%, giá trái phiếu chính phủ của Mỹ cũng tăng. Hai là xu hướng mua bán – sáp nhập (M&A) cũng tăng do dịch COVID-19 khiến nhiều công ty phá sản hoặc giá cổ phiếu giảm sâu, trong khi một số doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt nên sẵn sàng mua lại.

Diễn đàn “Tái cấu trúc mô hình canh tranh và kinh doanh trước thách thức khủng hoảng COVID-19”. Ảnh DNVN/HuongLan
Ngoài ra, theo ông Lực, các xu thế mới nữa là việc cắt giảm chi phí và nhân sự một cách quyết liệt, xu thế cấu trúc lại chuỗi cung ứng và đầu tư cũng như cơ hội từ dịch chuyển dòng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, dịch COVID-19 cũng khiến các tổ chức, doanh nghiệp nhìn nhận lại về cách làm việc, trở thành động lực để thúc đẩy chuyển đổi số. Hơn nữa, tâm lý và hành vi người tiêu dùng và nhà đầu tư cũng thay đổi, đòi hỏi doanh nghiệp phải định hình lại cách thức cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
Vì vậy, ông Lực cho rằng: Doanh nghiệp cần phải có biện pháp ứng phó trong bối cảnh mới hiện nay. Thứ hai là phục hồi càng nhanh càng tốt. Thứ ba là phải đổi mới sáng tạo, nhất là trong mô hình, cũng như trong chiến lược kinh doanh của mình. Tiếp tục tái cơ cấu, những cái gì không tốt, những gì mà không tinh gọn dứt khoát là phải tập trung lại, tăng khả năng chống chọi của chúng ta đối với các cú sốc bên ngoài. Năm 2020 là 1 năm cực kỳ khó khăn của suy thoái rất rõ và 2021 vẫn dự báo khả năng phục hồi sẽ tốt hơn. Do đó, mỗi doanh nghiệp của chúng ta hai yếu tố vô cùng quan trọng chính là con người và đột phá công nghệ.
Bên cạnh đó, việc tái cấu trúc mô hình cạnh tranh và kinh doanh luôn là mối quan tâm thường trực không chỉ của các nhà quản lý, mà còn là bài toán cốt tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp cần thâm nhập và đúng thị trường mục tiêu, xác định mức giá phù hợp để chiếm lĩnh được thị trường cả trong và ngoài nước.

Tái cấu trúc mô hình cạnh tranh và kinh doanh cơ hội để DN vươn mình sau dịch bệnh.
Đồng quan điểm, ông Phạm Việt Dũng, Tổng Biên tập Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam cho rằng, tình hình thế giới và trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, phức tạp, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ đe dọa đến sự sống còn của không ít doanh nghiệp. Những tác động tiêu cực quá mạnh của COVID-19, hàng loạt doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh không còn trụ được, 86% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng vì COVID-19, 90% người lao động bị giảm thu nhập, 30,8% người lao động bị ảnh hưởng về công việc…
Theo ông Dũng, từ thực tế đó, đòi hỏi cả Chính phủ và doanh nghiệp cần có những thay đổi mạnh mẽ hơn nhanh hơn để doanh nghiệp không gục ngã. Chính phủ và cơ quan nhà nước nỗ lực hơn trong việc hoạch định chính sách. Doanh nghiệp cần có giải pháp hiệu quả, tái cấu trúc mô hình kinh doanh, chủ động thích ứng vượt qua thách thức của đại dịch và biến nguy thành an, biến thách thức thành cơ hội. Thực tế cho thấy những doanh nghiệp có năng lực tốt, sáng tạo thích ứng nhanh đã phát triển tốt trong đại dịch.
Còn theo ông Hoàng Đức Hùng, Phó Tổng giám đốc PwC Việt Nam, đại dịch COVID-19 khiến doanh nghiệp phải xem xét lại chiến lược và tầm nhìn. Cụ thể, đó là chiến lược kỹ thuật số, công nghệ và đổi mới để tăng cường năng lực và tối ưu hóa các quy trình nội bộ; xác định các giao dịch, thương vụ và liên kết chúng với tầm nhìn dài hạn; duy trì cơ sở tài chính vững mạnh trong khi cân nhắc các nguồn vốn khác…
Đồng thời, tại thời điểm này, ông Hùng nhấn mạnh, Việt Nam cần có từ các cơ quan quản lý nhà nước, sự hỗ trợ cho doanh nghiệp có thể chuyển đổi được những mô hình kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Cụ thể là mô hình kinh doanh liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin kỹ thuật số họ có được những hiệu quả tốt hơn. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần quan tâm thêm có những chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng được thế mạnh của chuỗi cung ứng nội địa của Việt Nam từ khách hàng đến các nhà cung ứng.

Tổng duyệt công tác an ninh, dẫn đoàn, phân luồng giao thông phục vụ Đại hội Đảng XIII
Sáng 22/1, các lực lượng thuộc Ban Tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII thực hiện phương án tổng duyệt công tác an ninh, dẫn đoàn, phân luồng giao thông phục vụ Đại hội Đảng XIII.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Chủ tịch CityLand vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng 3

Đẩy mạnh hoạt động M&A, doanh thu ngành dược phẩm Việt Nam chững lại trong năm 2020

Huawei chuyển hướng sang mảng xe thông minh sau khi bị Mỹ cấm vận

Nhà sản xuất bóng đèn Rạng Đông lãi kỷ lục trong vòng 15 năm qua

Thành viên đầu tiên của ban quản lý cấp cao Ant Group từ chức giữa bão khó khăn

Khu chế biến thịt lợn trị giá 1,4 tỷ USD của tập đoàn AVG (Nga) tại Thanh Hóa
Tin nổi bật

Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng thành phố Thanh Hoá vẫn thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2020.
-
SeABank đạt lợi nhuận trước thuế gần 1.729 tỷ đồng, hoàn thành 115% kế hoạch 2020
-
Mỹ tái gia nhập cuộc chiến chống biến đổi khí hậu tại Hội nghị cấp cao
-
Thời tiết hôm nay 25/1/2021: Miền Bắc tiếp tục ô nhiễm không khí, 3 ngày nữa đón đợt rét mới
-
Hôm nay (25/1), Đại hội XIII của Đảng bước vào ngày làm việc đầu tiên
Đọc thêm
-
Biến động tài sản của đại gia chứng khoán Việt Nam trong năm 2020
Chân dung - 13 giờ trướcTrong khi tài sản của Chủ tịch Hòa Phát, Bất động sản Phát Đạt được nhân đôi năm 2020 thì ông bà chủ Vingroup, Vietjet lại sụt giảm nhẹ do biến động của thị giá cổ phiếu. -
Thành viên đầu tiên của ban quản lý cấp cao Ant Group từ chức giữa bão khó khăn
Chuyển động - 15 giờ trướcÔng Yin Ming - quản lý cấp cao của Ant Group đã từ chức trong bối cảnh công ty đối mặt nhiều thử thách từ sau sự cố tạm hoãn IPO hồi tháng 11 và sức ép từ chính quyền Trung Quốc. -
Khu chế biến thịt lợn trị giá 1,4 tỷ USD của tập đoàn AVG (Nga) tại Thanh Hóa
Chuyển động - 18 giờ trướcDự án tổ hợp chế biến thịt lợn do tập đoàn AVG của Nga đầu tư trị giá 1,4 tỷ USD tại khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá có quy mô trang trại chăn nuôi lợn 5 triệu con/năm, diện tích ít nhất 1.000ha. -
VPBank ghi nhận doanh thu hợp nhất cả năm 2020 đạt hơn 39.000 tỷ đồng
Ngân hàng - 5 ngày trướcNgân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank (VPB) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2020, ghi nhận doanh thu hợp nhất cả năm 2020 đạt hơn 39.000 tỷ đồng, tăng 7,4%. Trong đó, riêng ngân hàng mẹ đạt gần 21.000 tỷ. -
Tại sao TikTok bất ngờ bị cấm ở Ý?
Công nghệ - 21 giờ trướcMới đây, Ý đã mở cuộc điều tra về cái chết của một cô bé 10 tuổi trong bối cảnh tạm thời chặn quyền truy cập vào TikTok của những người dùng không thể xác định chính xác tuổi.
-
Bắc Kinh tăng áp lực, 'đế chế' của Jack Ma liệu có nguy cơ sụp đổ?
Chuyển động - 24 giờ trướcBắc Kinh tăng áp lực lên Ant Group ngay sau khi tỉ phú công nghệ phá vỡ sự im lặng trước công chúng. -
Đặt mục tiêu xuất khẩu 39 tỷ USD năm 2021: Dệt may chưa hết khó
Sự kiện-Vấn đề - 5 ngày trướcVinatex đặt kế hoạch cao là đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2021 tương đương với năm 2019, nhanh hơn thị trường chung từ 9 tháng đến 2 năm, trong bối cảnh dệt may chưa hết khó. -
Hoa Kỳ lên kế hoạch đảo ngược các chính sách nhập cư 'hà khắc' của ông Trump
Quốc tế - hôm quaReuters dẫn lại thông tin từ Nhà Trắng cho biết, Hoa Kỳ có kế hoạch đảo ngược cách tiếp cận nhập cư 'hà khắc' của chính quyền Trump trong khi nghiên cứu các chính sách giải quyết nguyên nhân của việc di cư. -
Thời tiết hôm nay 24/1/2021: Miền Bắc mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều trời nắng
Dân sinh - hôm quaThời tiết hôm nay 24/1/2021, phía Đông Bắc Bộ nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù trong khi khu vực Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi. -
Bộ Tài chính: Nâng tiền bồi thường bảo hiểm xe cơ giới lên mức bao nhiêu?
Chính sách - hôm quaBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 04/2021/TT-BTC quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15/01/2021 của Chính phủ.