
Đề nghị tạm ứng tiền ngân sách làm cao tốc Bến Lức– Long Thành
Chủ đầu tư kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục chấp thuận tạm ứng trước 9 tỉ đồng cho công tác giải phóng mặt bằng.
Báo PLO cho biết vào ngày 14-1, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã chủ trì buổi làm việc với Ban quản lý dự án các đường cao tốc phía Nam (chủ đầu tư) và 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch, cùng các sở, ngành liên quan về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.
Theo báo cáo của chủ đầu tư, đến nay tổng số hộ đã bàn giao mặt bằng là 1.214 hộ với hơn 195 ha đất, đạt 98,9%, hiện còn 9 trường hợp (hơn 2 ha) chưa bàn giao. Cụ thể, tại huyện Nhơn Trạch còn 3 trường hợp (hơn 1,8 ha) và huyện Long Thành còn 6 trường hợp (0,26 ha).

Tại buổi làm việc, chủ đầu tư kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục chấp thuận tạm ứng trước 9 tỉ đồng cho công tác giải phóng mặt bằng tại huyện Nhơn Trạch và chấp thuận giao UBND huyên Nhơn Trạch, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Nhơn Trạch tiếp tục thực hiện chủ đầu tư tiểu dự án giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành cho các hạng mục bổ sung các cống chui cầu vượt và đường gom dân sinh.
Theo Tạp chí Nhà Đầu tư Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu 2 địa phương tiếp tục vận động các hộ dân còn lại bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư để đảm bảo tiến độ; trường hợp các hộ dân vẫn không thực hiện bàn giao mặt bằng sẽ thực hiện cưỡng chế.
Lãnh đạo UBND tỉnh cũng lưu ý khi địa phương bàn giao mặt bằng phải có biên bản cụ thể và chủ đầu tư cần có biện pháp quản lý đất tránh việc tái lấn chiếm. Đối với việc ứng vốn, lãnh đạo tỉnh cũng yêu cầu chủ đầu tư phải có văn bản gửi cho UBND tỉnh xử lý.
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57km đi qua Long An, TP. HCM, Đồng Nai, tổng đầu tư 31.000 tỷ đồng sau 6 năm khởi công vẫn dang dở do thiếu vốn.
Đây là công trình trọng điểm quốc gia, nối miền Tây với Đông Nam Bộ không qua nội đô TP. HCM; giúp kết nối mạng lưới cao tốc, quốc lộ, hệ thống cảng biển Cái Mép - Thị Vải và sân bay Long Thành. Công trình sẽ giảm ùn tắc trên quốc lộ 1, 51 và rút ngắn thời gian từ tỉnh Long An đến TP. HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, tạo đà phát triển cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Công trình này đi qua các vùng địa chất phức tạp, có nhiều sông ngòi, sình lầy nên được xây dựng 17 cầu tổng chiều dài hơn 20km. Đây là dự án đường bộ cao tốc dài và lớn nhất miền Nam, kế hoạch thông xe ban đầu vào cuối năm 2018, sau đó được lùi đến 2020 và gần đây nhất lùi tới cuối năm 2023.
Nguyễn Triệu
Tin liên quan

Các đại gia Thái Lan sở hữu những gì tại Việt Nam
Chi hàng chục tỷ USD vào thị trường Việt, các đại gia Thái Lan đang sở hữu hàng loạt doanh nghiệp đứng đầu trong các ngành sản xuất và bán lẻ thị trường trong nước như Big C, Sabeco, Nguyễn Kim.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

TPHCM: Yêu cầu xử lý dứt điểm 14 công trình trái phép ở quận 11

Cảng du thuyền Mỹ Tho được đón phương tiện thủy nước ngoài

Cấm các phương tiện thủy neo đậu khu vực vùng đệm ven bờ vịnh Hạ Long

Hà Nội: Hàng loạt sai phạm tại khu `đất vàng` 281 Tôn Đức Thắng

Bộ GTVT ủng hộ xây dựng tuyến đường song hành cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

Khởi công 2 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam vào tháng 6/2021
Tin nổi bật

AirAsia cho biết những chiếc taxi bay mà họ hy vọng sẽ bắt đầu cung cấp vào năm tới sẽ có tới 4 chỗ ngồi và chạy bằng quadcopter.
-
Công an TP.HCM tiến hành điều tra vụ 40 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép
-
Nữ doanh nhân Việt tự tin với kế hoạch thành lập Trung tâm promotion kinh doanh Việt-Anh
-
Nhóm quỹ ngoại Dragon Capital muốn thoái sạch vốn khỏi ACB
-
Chuyên gia cảnh báo một số phản ứng sau khi tiêm vắc xin COVID-19 AstraZeneca
Đọc thêm
-
Hà Nội: Nhiều trường đại học công bố lịch đi học trở lại
Dân sinh - 6 giờ trướcBên cạnh một số trường quyết định sinh viên học tập trung trở lại từ ngày 15/3 thì nhiều đơn vị vẫn tiếp tục tổ chức dạy trực tuyến, hạn chế tập trung đông người. -
Những tỉnh nào vẫn cấm dịch vụ không thiết yếu?
Dân sinh - 2 ngày trướcNinh Bình cấm dịch vụ không thiết yếu từ ngày 10/2 và chưa thông báo cho phép hoạt động trở lại sau 23 ngày. -
Doanh nghiệp tang lễ duy nhất trên sàn ghi nhận khoản doanh thu xấp xỉ 300 triệu đồng/ngày
Chuyển động - 4 giờ trướcCông ty cổ phần Phục vụ mai táng Hải Phòng là doanh nghiệp duy nhất phục vụ "cõi âm" hiện đang giao dịch cổ phiếu trên sàn. Tính bình quân, mỗi ngày Mai táng Hải Phòng mang về xấp xỉ 300 triệu đồng doanh thu. -
Doanh nghiệp cung cấp bộ kit xét nghiệm COVID-19 lợi nhuận tăng 6.500% nhờ đại dịch
Chuyển động - 2 ngày trướcNhu cầu đối với bộ kit xét nghiệm COVID-19 đã mang lại lợi thế lớn cho các công ty sản xuất dụng cụ này ở Trung Quốc, có trường hợp lợi nhuận tăng tới 6.500%. -
Hơn 20.000 tổ chức Hoa Kỳ bị xâm nhập thông qua lỗ hổng của Microsoft
Quốc tế - 4 giờ trướcHơn 20.000 tổ chức của Hoa Kỳ đã bị xâm nhập thông qua một cửa sau được cài đặt thông qua các lỗ hổng mới được vá gần đây trong phần mềm email của Microsoft.
-
Toyota, Honda, Ford đánh mất thị phần lớn vào tay các đối thủ Vinfast, Thaco và Hyundai Thành Công
Chuyển động - 4 giờ trướcCả 3 hãng xe Honda, Toyota và Ford đã không tận dụng tốt nhất cơ hội và đã đánh mất khá nhiều thị Việt Nam phần vào tay các đối thủ Vinfast, Thaco và Hyundai Thành Công. -
Từ 8/3, bắt đầu tiến hành tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca cho toàn dân
Dân sinh - 2 ngày trướcDự kiến từ ngày 8/3, Bộ Y tế triển khai tiêm vaccine AstraZeneca đầu tiên nhân viên y tế tới 18 cơ sở đang điều trị cho bệnh nhân COVID-19, ưu tiên Hải Dương. -
Nghệ An: Người nông dân xót xa nhìn rau được mùa nhưng bị mất giá
Tiêu dùng - 21 giờ trướcSau tết Nguyên Đán, nhiều huyện ở Nghệ An đang vào vụ thu hoạch rau màu. Rau được mùa nhưng lại rớt giá thê thảm, không có người thu mua khiến nông dân phải vứt bỏ. -
Thủ tướng: Đến 2045, sẽ xuất hiện các tập đoàn khổng lồ mang tên Việt Nam
Chính trị - 20 giờ trướcChúng ta hãy chung tay làm cho Việt Nam thành công hơn nữa, nơi mà trí thức, tài năng nào cũng có cơ hội được cống hiến, phụng sự; có nhiều DN vươn lên trở thành tập đoàn toàn cầu. -
Nhiều ngân hàng tư nhân cỡ lớn tăng lãi suất tiết kiệm trong tháng 3
Ngân hàng - 20 giờ trướcTrong tháng 3 lãi suất tiết kiệm ngân hàng có sự phân hóa rõ rệt. Khi một số ngân hàng tư nhân cỡ lớn tăng mạnh lãi tiết kiệm thì nhóm ngân hàng cỡ vừa và nhỏ vẫn giữ nguyên hoặc tiếp tục giảm lãi suất.