Thanh Hóa: Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho gần 3 triệu dân trong năm 2021

06:42 | 18/08/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Với mục đích phòng, chống dịch COVID-19 một cách chủ động cho cộng đồng, UBND tỉnh Thanh Hóa đã triển khai Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho gần 3 triệu dân trên địa bàn tỉnh, lộ trình đến hết năm 2021.

Thanh Hóa: Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho gần 3 triệu dân trong năm 2021 - ảnh 1

Theo kế hoạch, từ tháng 8/2021 - 12/2021, tỉnh Thanh Hóa sẽ triển khai tiêm phòng COVID-19 cho 2.695.729 dân

Theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ; Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021–2022 và Công văn số 5946/BYT-DP ngày 24/7/2021 của Bộ Y tế về việc phân bổ văc xin phòng COVID-19. Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu tối thiểu 92% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 trong năm 2021.

Kế hoạch cụ thể như sau:

1. Đối tượng tiêm gồm:

- Toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định sử dụng vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất và hướng dẫn của Bộ Y tế, trong đó ưu tiên trước cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bao gồm:

. Người làm việc trong các cơ sở y tế, ngành y tế (công lập và ngoài công lập);

. Người tham gia phòng, chống dịch (Thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp, người làm việc tại các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ COVID cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...);

. Lực lượng Quân đội; Lực lượng Công an;

. Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài; người làm việc trong các cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam đang cư trú và làm việc tại tỉnh;

. Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh; quản lý thị trường;

. Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước;

. Giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề; các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá... thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.

. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức thường xuyên làm việc, tiếp xúc trực tiếp với người dân, doanh nghiệp, tiếp xúc với nhiều người (hành chính công, cung cấp điện, nước, dịch vụ vệ sinh môi trường, kinh doanh vận tải, xăng dầu, ngân hàng, kho bạc, thuế, thanh tra, kiểm toán, tòa án, kiểm sát, thi hành án, thanh tra giao thông…).

. Người mắc các bệnh mạn tính; người trên 65 tuổi;

. Người sinh sống tại các vùng có dịch;

. Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội;

. Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc có nhu cầu xuất cảnh để công tác, học tập và lao động ở nước ngoài; chuyên gia nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh;

. Các đối tượng là người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, tín dụng, du lịch...), cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu như các cơ sở lưu trú, ăn uống, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế...cơ sở bán lẻ, bán buôn, chợ, công trình xây dựng, người dân ở vùng, khu du lịch;…

. Lái xe, tiểu thương, nhân viên bán hàng, giao hàng...

. Người dân từ vùng dịch trở về; người dân ngoài tỉnh đang lưu trú, học tập, lao động trong tỉnh.

. Các chức sắc, chức việc tôn giáo.

. Người lao động làm thuê thời vụ.

. Các đối tượng ưu tiên khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định.

Thanh Hóa: Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho gần 3 triệu dân trong năm 2021 - ảnh 2

Việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 sẽ giúp tỉnh Thanh Hóa chủ động hơn trong việc đối phó với dịch COVID-19

2. Thời gian triển khai thực hiện: Từ tháng 8/2021 đến tháng 12/2021, theo tiến độ cung ứng vắc xin.

3. Phạm vi triển khai: Trên quy mô toàn tỉnh, trong đó ưu tiên trước cho:

- Các địa phương đang có dịch.

- Các huyện, thị xã, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh.

- Các huyện, thị xã, thành phố có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, đông công nhân và dân cư; có biên giới, cửa khẩu, giao lưu đi lại lớn với các vùng khác.

4.  Ứng dụng Công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng

- Thông tin về đăng ký tiêm chủng, kế hoạch tiêm chủng, lịch tiêm chủng và  các nội dung truyền thông đại chúng liên quan được thông báo, cập nhật liên tục cho người dân trên Cổng thông tin của chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19.

- Việc đăng ký tiêm chủng và khai báo y tế, cập nhật phản ứng sau tiêm được thực hiện qua các hình thức: ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” trên di động, cổng thông tin.

- Trong trường hợp nguồn vắc xin phân bổ hạn chế, phải lập danh sách đối tượng, xếp lịch tiêm chủng theo giờ trước khi thông báo cho người dân đăng ký tiêm. Trong trường hợp đảm bảo đủ vắc xin, việc lập danh sách đối tượng tiêm chủng được thực hiện sau khi thông báo cho người dân đăng ký tiêm.

5. Giao Sở Y tế; Sở Tài chính; Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Sở lao động Thương binh và Xã hội; Sở Công thương; Ban Quản lí Khu kinh tế Nghi sơn và các khu công nghiệp; Các sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố cùng nhau phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch.

Nguyễn Trường

Xem Thêm: Chợ phiên không đồng” giúp người dân Hội An vượt qua khó khăn mùa dịch

 

ĐỌC NHIỀU