Thiếu Tướng Lê Đăng Dũng: `Công thần` định vị thương hiệu Viettel trên trường quốc tế
Thiếu Tướng Lê Đăng Dũng: Nhân tố quan trọng giúp Viettel "định vị thương hiệu trên trường quốc tế"
Nếu Thiếu Tướng Nguyễn Mạnh Hùng được xem là "kiến trúc sư trưởng" tài giỏi của "đế chế Viettel", thì Tướng Dũng được xem là người nắm nhiều cái nhất trong Viettel: Là người giữ chức Phó giám đốc và Tổng giám đốc phụ trách mảng đẩu tư nước ngoài tại Viettel trong 16 năm liên tiếp, lâu nhất trong tập đoàn, là người duy nhất thuộc thế hệ F1 trong tổng số 5 phó giám đốc của Viettel.
Gắn bó với tập đoàn suốt một thời gian dài, cùng chí hướng với Tướng Hùng, có thể coi Tướng Dũng là một trong những tên tuổi gây dựng nên đế chế Viettel từ từ một công ty quốc gia đến một tập đoàn toàn cầu như hiện nay.
Thiếu Tướng Lê Đăng Dũng được xem là một trong những "công thần" định vị thương hiệu Viettel trên trường quốc tế
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng (1959) quê Quảng Trị, có trình độ chuyên môn là Kỹ sư Tự động hóa và điều khiển từ xa, Thạc sỹ Kỹ thuật điện tử. Trước khi gia nhập Viettel ở tuổi 36, ông Lê Đăng Dũng có thời gian dài học tập tại Đại học Kỹ thuật điện thuộc Đại học tổng hợp Leningrad (Liên Xô) và công tác tại Phân viện tác chiến điện tử, Viện Kỹ thuật quân sự như một viện sĩ. Lúc bấy giờ, những mơ ước của vị Thiếu tướng này rất “nhẹ nhàng, và giản đơn”.
Từng chia sẻ với báo giới, ông Dũng cho biết, thời sinh viên khi ông được cử đi học nước ngoài lại Đại học Kỹ thuật điện thuộc Đại học tổng hợp Leningrad (Liên Xô). Đó là năm 1979. Suy nghĩ trong ông lúc này là học tốt thật tốt để tìm được công việc thuận lợi.
Năm 1983, ước mơ về tấm bằng đỏ và một vị trí tại viện nghiên cứu đã trở thành hiện thực. Ông Lê Đăng Dũng được phân công về Phân viện tác chiến điện tử, Viện Kỹ thuật quân sự.
"Thời kỳ đó, tôi giống ông viện sĩ, suốt ngày đeo kính và đọc sách. Năm 1993, tôi giành được học bổng sang Úc với mục tiêu nâng cao trình độc tiếng Anh và chuyên môn. Năm 1996 về Việt Nam, tôi mới tính đến chuyện làm việc khác, chứ trước đây chỉ suốt ngày chuyên tâm vào đề tài và nghiên cứu", ông Lê Đăng Dũng chia sẻ trên nội san của Viettel.
Thế nhưng, sau khi trải nghiệm lái xe giao hàng cho KFC và có nhiều cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với những chuyện tài chính, kinh doanh khi du học ở Australia, quan niệm của ông đã thay đổi. “Khi du học ở Úc, tôi lái xe đi đưa KFC, thấy nhịp sống xã hội ở đất nước này thay đổi rất nhanh. Lần đầu tiên, tôi tiếp xúc với những chuyện liên quan tới kinh doanh, tài chính. Từ đây, tôi dần dần không còn hứng thú với môi trường nghiên cứu nữa, thích làm một công việc khác giao tiếp xã hội nhiều hơn, có công việc tự do hơn thay vì trở thành một viên chức bình thường”, ông Dũng chia sẻ với báo giới vào tháng 6.2018.
Năm 1996, ông Lê Đăng Dũng về nước và gia nhập vào Tập Đoàn Viettel. Người đàn ông 36 tuổi bắt đầu hành trình gắn bó với Viettel cho đến ngày hôm nay.
Nhà lãnh đạo đa tài, "ông chú Viettel thân thiện"
Nhìn vào thành tích của tướng Dũng ai cũng phải ngưỡng mộ. Tuy là một lãnh đạo cấp cao của Viettel nhưng ông Dũng cũng rất nổi tiếng trên mạng với vai trò “ca sĩ”, được cư dân mạng gọi thân mật là "ông chú Viettel".
Tướng Dũng và Sơn Tùng M-TP
Một loạt bản hit của Sơn Tùng M-TP đã được ông thể hiện rất xuất sắc và được cộng đồng mạng rất yêu thích, như: “Âm thầm bên em”, “Nắng ấm xa dần”, “Chúng ta không thuộc về nhau”, “Nơi này có anh”, “Lạc trôi”… Đặc biệt với bản song ca ca khúc “Em của ngày hôm qua” với Sơn Tùng M-TP trong buổi nhạc hội tại TP.HCM của Thiếu tướng Lê Đăng Dũng đã mang lại sự thích thú cho mọi người.
Dù là một lãnh đạo cao cấp, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) hay vai trò một “ông chú” Viettel chắc chắn Thiếu tướng đều làm tốt vai trò của mình. Đưa Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội phát triển lớn mạnh trong giai đoạn 4.0 và tên tuổi của thương hiệu Việt ra toàn cầu.
Tướng Dũng cùng với tướng Hùng (hiện là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) là 2 nhân vật quan trọng trong dự án lịch sử của Viettel: xây dựng tuyến cáp quang 1A của quân đội năm 1997 (trước khi Viettel được cung cấp dịch vụ viễn thông).
Trước khi trở thành người đứng đầu Viettel, ông cũng đã có 5 năm là Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Viettel và giữ vị trí Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) từ năm 2016.
Trước đó, ông Dũng cũng đã nắm giữ những vị trí quan trọng tại Viettel như Thành viên Hội đồng quản trị Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam; Thành viên HĐQT Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex-Viettel.
Dưới sự điều hành trực tiếp của Thiếu tướng Lê Đăng Dũng tại Viettel Global, năm 2017, lĩnh vực đầu tư quốc tế của Viettel đã ghi nhận nhiều kỷ lục. Với doanh thu đạt 1,25 tỷ USD, Viettel tiếp tục là công ty duy nhất tại Việt Nam có doanh thu từ đầu tư nước ngoài vượt ngưỡng doanh thu tỷ USD.
Viettel tiếp tục là công ty duy nhất tại Việt Nam có doanh thu đầu tư nước ngoài vượt ngưỡng doanh thu tỷ USD, đạt mức 1,25 tỷ USD. Dòng tiền về nước năm 2017 cao nhất trong lịch sử, tăng 31% so với 2016, đạt 233 triệu USD, tức là khoảng 5.300 tỷ đồng, cao hơn tổng lợi nhuận của tập đoàn viễn thông lớn thứ 2 ở Việt Nam là VNPT. Dù năm 2017 Viettel không kinh doanh thêm thị trường mới nhưng tốc độ tăng trưởng đầu tư quốc tế vẫn đạt 24,4%, cao nhất từ trước đến nay và cao gấp 6 lần tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới.
Con số này cao hơn tổng lợi nhuận của Tập đoàn viễn thông lớn thứ 2 ở Việt Nam là VNPT. Năm 2017, Viettel không kinh doanh thêm thị trường mới nhưng tốc độ tăng trưởng đầu tư quốc tế vẫn đạt 24,4%, gấp 6 lần tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới.
Khi mới tham gia đầu tư nước ngoài, Viettel còn chưa có tên tuổi, ông Dũng và các đồng nghiệp của mình phải đi hàng chục nước mới tìm thấy một cơ hội ở một quốc gia. Ông Dũng là một trong các lãnh đạo của Viettel nuôi giấc mơ tiến vào châu Âu, sau khi hồ sơ thầu vào một quốc gia thuộc châu lục này "bị loại từ vòng gửi xe" (lời ông Lê Đăng Dũng).
Tuy nhiên, Viettel đã chọn Peru, một quốc gia có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam (GDP đạt 7.000 USD/người/năm) để đầu tư và coi "đây sẽ là một bước đệm để vào lại thị trường châu Âu". "Hiện tại, chúng tôi nhắm tới một vài thị trường ở châu Âu", ông Dũng cho biết.
Kết thúc năm 2018, Viettel đã hình thành nhiều sản phẩm, dịch vụ, hệ sinh thái công nghệ sẵn sàng trở thành nhà cung cấp dịch vụ số bên cạnh vai trò là nhà khai thác và cung cấp dịch vụ viễn thông đã được định vị trong suốt gần hai thập kỷ qua.
Đến hết năm 2018, Viettel đạt tổng doanh thu hơn 234 nghìn tỷ, chiếm 60% tổng doanh thu toàn ngành viễn thông Việt Nam; tổng lợi nhuận hợp nhất đạt 37,6 nghìn tỷ, chiếm hơn70 % lợi nhuận toàn ngành, nộp ngân sách nhà nước 37 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 70 % số tiền nộp ngân sách toàn ngành.
Kết thúc năm 2019, Viettel đạt tổng tổng doanh thu hơn 251.000 tỉ đồng, tăng trưởng 7,5% so với 2018, chiếm 50% doanh thu toàn ngành viễn thông. Theo đó, lợi nhuận của Viettel đạt hơn 39.000 tỷ đồng, tăng trưởng 5,5 % đồng thời nộp ngân sách hơn 38.000 tỷ đổng, tăng trưởng 2,7 %.Lĩnh vực viễn thông của Viettel vẫn tăng trưởng 6,4%; đặc biệt, lĩnh vực đầu tư nước ngoài của Viettel tăng trưởng 24,4%.
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel phát biểu tại lễ ra mắt nhận diện thương hiệu mới của Viettel.
Năm 2020 chứng kiến sự tăng tưởng của Viettel với tổng doanh thu đạt hơn 264,1 nghìn tỷ đồng, đưa tập đoàn này trở thành thương hiệu viễn thông có giá trị lớn nhất Đông Nam Á, đạt 5,8 tỷ USD.
Năm 2020, Viettel cũng ghi dấu giá trị thương hiệu đứng số 1 Đông Nam Á, thứ 9 châu Á với định giá 5,8 tỷ USD. Theo đánh giá của Brand Finance, Viettel là nhà mạng có chỉ số sức mạnh thương hiệu tăng trưởng tốt nhất toàn cầu.
Đây là kết quả đáng ghi nhận của Viettel vì theo báo cáo của tổ chức di động thế giới GSMA, dựa trên thông báo từ các nhà mạng trên thế giới như AT&T, Telefonica, Telecom Italia… đều bị giảm doanh thu từ 4-8% so với kế hoạch 2020 do ảnh hưởng của COVID-19.
Về định hướng phát triển trong năm 2021 và thời gian tới, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng – Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel khẳng định: “Con đường mà Viettel xác định trong giai đoạn phát triển thứ 4 là tiên phong và chủ lực kiến tạo xã hội số. Năm 2021, Viettel sẽ đồng loạt đẩy mạnh hoạt động trên tất cả 6 lĩnh vực nền tảng số để có thể đóng góp nhiều nhất, hiệu quả nhất vào công cuộc chuyển đổi số xã hội mà Chính phủ đã đặt ra”
Trên cương vị mới, ông Lê Đăng Dũng sẽ là người mang trọng trách kế thừa các thành quả công nghệ của giai đoạn Viettel 3.0 và trực tiếp đưa Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội bước vào một chương mới của lịch sử - Giai đoạn 4.0 và toàn cầu.
Viettel là công ty Việt Nam đầu tư ra nước ngoài lớn nhất, đang kinh doanh ở 10 thị trường quốc tế với 5 quốc gia đứng số 1 về thị phần, 8 thị trường đã có lãi, 3 thị trường đã thu hồi về nước gấp 4-5 lần số vốn đã đầu tư. Hiện Viettel nằm trong top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao và top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. Theo Forbes Việt Nam, Viettel xếp thứ 2 trong danh sách các thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.
Ở Viettel, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng là người được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, phụ trách xúc tiến đầu tư nước ngoài từ thời kỳ đầu tiên và đã đi tới hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ để tìm kiếm cơ hội. Đồng thời là một trong các lãnh đạo của Viettel nuôi giấc mơ tiến vào châu Âu.
Xem thêm: Tập đoàn Viettel: 32 năm hành trình kiến tạo vị trí `sếu đầu đàn` của nền kinh tế Việt
Nguyễn Dung