Thương mại điện tử xu thế kinh doanh mới của các doanh nghiệp
(TMĐT), hay còn gọi là e-commerce, là mô hình mà ở đó tất cả các hình thức giao dịch kinh doanh được thực hiện trên trực tuyến. Ví dụ phổ biến nhất về Thương mại điện tử là mua sắm trực tuyến, được định nghĩa là mua và bán hàng hóa qua internet trên bất kỳ thiết bị nào. Ngoài ra, Thương mại điện tử cũng có thể đòi hỏi các loại hoạt động khác, chẳng hạn như đấu giá trực tuyến, cổng thanh toán, bán vé trực tuyến và ngân hàng internet.
Lợi ích của TMĐT đối với doanh nghiệp khắc phục hạn chế về địa lý với chi phí thấp hơn giúp các doanh nghiệp tiếp cận với khác hàng trên nhiều vùng lãnh thổ khác nhau. Với việc xây dựng một trang web thương mại điện tử, sự giới hạn về địa lý sẽ không còn là rào cản, khách hàng trên toàn thế giới đều có thể truy cập tới trang web của doanh nghiệp để tìm hiểu và tiến tới giao dịch. Ngoài ra, sự ra đời của thương mại điện tử cũng đem đến sự linh hoạt cho cả người tiêu dùng và chủ doanh nghiệp, chỉ cần có thiết bị di động hoặc một chiếc máy tính, các công việc quản lý và cả mua sắm đều có thể được thao tác ở mọi nơi.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu qua TMĐT
Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (BKHVĐT) vừa phối hợp với Amazon Global Selling Việt Nam triển khai Chương trình hỗ trợ “Bệ phóng 90 ngày cùng Amazon” dành cho doanh nghiệp quan tâm tới xuất khẩu qua thương mại điện tử.
Chương trình là một phần của gói hỗ trợ Go Digital Go Global-một hoạt động hỗ trợ cụ thể và thiết thực trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đưa sản phẩm của mình đến với thị trường quốc tế.
Một số DN áp dụng TMĐT bán hàng xuyên quốc gia
Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (BKHVĐT) Bùi Thu Thủy cho biết, từ năm 2020, trong bối cảnh kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19, mặc dù, xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước, nhưng xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 vẫn đạt được mức tăng trưởng dương. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 282,6 tỷ USD, chủ yếu do khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đóng góp với khoảng 72,3%.
Các doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chưa phát huy hết tiềm năng. Do đó, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đàm phán cùng các đối tác để thiết kế gói Go Digital-Go Global nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp; đặc biệt, doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất khẩu thuận lợi hơn nhờ các công cụ, nền tảng số. Amazon Global Selling là một trong các đối tác của gói hỗ trợ này.
“Chúng tôi hy vọng, sáng kiến này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu thông qua sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Amazon; từng bước xây dựng được thương hiệu trên thị trường tiêu dùng quốc tế. Đây cũng là xu hướng trong bối cảnh nền kinh tế số hiện nay,” bà Thủy nhấn mạnh.
Tham gia chương trình, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội được cung cấp kiến thức và hướng dẫn để có thể chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới; mở rộng kênh xuất khẩu và Amazon là một trong những sàn thương mại lớn trên thế giới được lựa chọn.
Các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng làm chủ các kỹ năng về thương mại điện tử xuyên biên giới trong 90 ngày. Đồng thời, được hỗ trợ lên kế hoạch kinh doanh, xây dựng thương hiệu Việt trên Amazon với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm; trong đó, được hướng dẫn 1-1 từ đội ngũ Amazon Global Selling Việt Nam.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng sẽ được tiếp cận với các hoạt động hỗ trợ khác từ gói Go Digital-Go Global của chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025.
Các doanh nghiệp tham gia chương trình hỗ trợ “Bệ phóng 90 ngày cùng Amazon” cần đáp ứng một số tiêu chí như doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh hàng tiêu dùng, có thị trường xuất khẩu mục tiêu là Hoa Kỳ hoặc châu Âu; có nhân sự hoặc cam kết xây dựng đội ngũ nhân sự về thương mại điện tử xuyên biên giới.
TMĐT giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ lấn sân sang thị trường nước ngoài
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, TMĐT được coi là kênh xuất khẩu lý tưởng cho nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ lấn sân sang các thị trường nước ngoài, nâng cao vị thế thương hiệu sánh ngang cùng các ông lớn trong ngành với mức vốn đầu tư vô cùng hợp lý.
Amazon ước tính rằng có hơn 1,9 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ đang kinh doanh trên các trang thương mại điện tử của Amazon và lợi nhuận của người bán bên thứ 3 trên Amazon đã đạt tới 25 tỷ USD.
Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp thực hiện.
Nông sản Việt xuất khẩu sang thị trường Châu âu nhờ các sàn TMĐT
Chương trình hướng tới mục tiêu đến năm 2025: 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; tối thiểu 100.000 doanh nghiệp được hỗ trợ kỹ thuật về chuyển đổi số; tối thiểu 100 doanh nghiệp được hỗ trợ là mô hình chuyển đổi số điển hình thành công để lan tỏa và nhân rộng; thiết lập mạng lưới chuyên gia gồm tối thiểu 100 tổ chức, cá nhân tư vấn, cung cấp giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển các nền tảng số
Trong bối cảnh của dịch Covid, người dân hay các doanh nghiệp đều đã có sự thay đổi nhận thức trên nhiều phương diện của chuyển đổi số. Với xu thế này sẽ tạo nên một làn sóng tích cực cho sự phát triển của TMĐT và thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc vận hành tốt hoạt động TMĐT sẽ góp phần quan trọng cho việc thực hiện giãn cách xã hội.
Với sự hỗ trợ của công nghệ ngày càng phát triển, người tiêu dùng càng dễ dàng trong việc tìm kiếm, so sánh và mua hàng từ các trang web trực tuyến, chợ thương mại điện tử, ứng dụng di động, cửa hàng thực tế và các trang xã hội, thay vì đi theo các mô hình thương mại truyền thống. Bằng cách xem xét tỷ lệ phần trăm này, chúng ta có thể nói rằng TMĐT đang ngày càng mở rộng và phát triển bởi những lợi ích mà TMĐT đem lại cho các doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp cần nắm bắt và tận dụng được các lợi ích hàng đầu của TMĐT.
Mới đây, Trung tâm Tin học và Công nghệ số- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã có buổi họp trực tuyến với Công ty Công nghệ thanh toán toàn cầu (VISA) tại 3 điểm cầu ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Singapore về định hướng phát triển nền tảng thanh toán không tiền mặt dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các đối tượng được hướng đến là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông thủy sản tại Việt Nam. Trong bối cảnh của dịch Covid, người dân hay các doanh nghiệp đều đã có sự thay đổi nhận thức trên nhiều phương diện của chuyển đổi số
Sau thành công của các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển năng lực TMĐT qua “Gian hàng Việt trực tuyến Quốc gia”, đặc biệt là chương trình hỗ trợ tiêu thụ trên 9.000 tấn vải thiều Bắc Giang trên các sàn thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nhận thấy được những lợi ích khi doanh nghiệp triển khai kinh doanh mặt hàng nông lâm, thủy sản trên môi trường số nói chung và công cuộc số hóa của lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam nói riêng sẽ tạo nên một làn sóng tích cực cho sự phát triển của thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Theo ông Bùi Huy Hoàng - Phó giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, trong bối cảnh của dịch Covid, người dân hay các doanh nghiệp đều đã có sự thay đổi nhận thức trên nhiều phương diện của chuyển đổi số. Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức song hành cùng với các nền tảng kinh doanh trực tuyến. Đặc biệt hơn là cho chương trình thương mại điện tử xuyên biên giới đang được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số triển khai hợp tác với Viettel Post để tổ chức xuất khẩu các mặt hàng nông sản ra thị trường nước ngoài qua TMĐT. “Hai bên sẽ cùng nghiên cứu và xây dựng những giải pháp, chương trình phù hợp để triển khai ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt cũng như phát triển kỹ năng thương mại điện tử hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã địa phương trong thời gian tới”- ông Bùi Huy Hoàng thông tin.
Liên quan đến vấn đề cho lưu thông danh mục hàng hóa như trong điều kiện bình thường, ngày 27/07/2021, Bộ Công Thương có công văn số 5582/BTC-TTTN gửi Thủ tướng Chính phủ về việc lưu thông hàng hóa khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc cho phép lưu thông như trong điều kiện bình thường các hàng hoá cần vận chuyển với điều kiện đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19.
Thời gian giãn cách mức cao bằng hoặc trên Chỉ thị 16/CT-TTg kéo dài, nhu cầu của cá nhân và các đơn vị, tổ chức không chỉ giới hạn ở các mặt hàng thực phẩm, thuốc men mà rất đa dạng mới đáp ứng được hoạt động sinh sống, học tập và làm việc tại nhà và trực tuyến.
Na Dương (TH)