
Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn giải ngân vốn đầu tư công năm 2020
(DNVN) - Đây là nội dung chính được Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành liên quan bàn thảo tại “Hội nghị trực tuyến sơ kết và thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài năm 2020”, sáng 25/6.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, trong thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều biện pháp quyết liệt để chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nói chung và nguồn vốn vay nước ngoài nói riêng.
Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan chủ động triển khai tích cực các giải pháp nhằm thúc đẩy giải ngân như: tích cực đôn đốc các cơ quan chủ quản, chủ dự án đẩy nhanh tiến độ phân khai, nhập Tabmis và giải ngân vốn đầu tư công, vốn vay nước ngoài; xây dựng dự thảo Nghị định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công theo Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 12/6/2020 của Chính phủ; tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ giải ngân các bộ, ngành có kế hoạch vốn lớn...
Tính tới ngày 24/6, giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài theo kế hoạch vốn 2020 đạt 7.427 tỷ đồng tương ứng với 13,1% dự toán của năm 2020 và cao gấp 3,6 lần so với mức cùng kỳ của năm 2019 (2.050 tỷ đồng/ 7,427 tỷ đồng).
Các bộ ngành, địa phương vẫn đang tiếp tục giải ngân phần vốn của năm 2019 chuyển sang là 7.198 tỷ đồng. Kết quả này cho thấy, mặc dù tình hình có được cải thiện song tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nói chung và vốn nước ngoài còn rất thấp; tạo nhiều thách thức cho nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ từ nay đến cuối năm 2020.
Các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài bị tác động lớn
Tại Hội nghị, đại diện Bộ Tài chính cùng đại diện các bộ, ngành, địa phương đã phân tích chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng giải ngân thấp.
Theo Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), có 7 nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kết quả giải ngân của các dự án, trong đó nguyên nhân cơ bản xuất phát từ việc triển khai thực hiện dự án của các cơ quan chủ quản, các chủ dự án. Bên cạnh đó, thời gian thống nhất được với nhà tài trợ nước ngoài về các nội dung hoạt động của dự án thường kéo dài; một số dự án phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh hiệp định vay nên chậm triển khai.
Đặc biệt, 6 tháng đầu năm nay, nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 do đó các dự án sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi cũng gặp nhiều khó khăn.
“Hầu hết các hoạt động của các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đều gắn với yếu tố nước ngoài từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát... nên đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thực hiện dự án. Hoạt động giải ngân do đó cũng ngưng trệ do không có khối lượng, hoặc nếu có khối lượng thì cũng chậm được xác nhận”, ông Long nói.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, thời gian vừa qua, việc thực hiện các quy định theo Nghị định 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về chi phí đầu tư xây dựng công trình được ban hành đã gặp nhiều khó khăn do chưa có hướng dẫn xác định định mức, đơn giá nhân công, giá ca máy, chỉ số giá xây dựng, đơn giá xây dựng công trình... Đây cũng là vướng mắc mà nhiều bộ, địa phương đang gặp phải. Do đó, tại Hội nghị, đại diện Bộ GTVT, UBND TP. Hà Nội... đã kiến nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư hướng dẫn Nghị định 68 để khắc phục các khó khăn đang gặp phải.
Đại diện một số địa phương chia sẻ: Những vướng mắc khi thực hiện các quy định tại Nghị định 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài, đặc biệt là các nội dung liên quan đến quy trình điều chỉnh hiệp định vay đang khiến các Bộ, địa phương, chủ dự án còn lúng túng trong quá trình triển khai dự án.
Ngoài ra, vấn đề giải phóng mặt bằng chậm, năng lực hạn chế của các nhà thầu, chậm giải quyết tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu, quá trình thẩm định của cơ quan cho vay lại đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thường bị kéo dài... cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công được các đại biểu nêu ra tại Hội nghị.
Quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp
Cùng với quyết tâm thực hiện giải ngân vốn đầu tư công từ các bộ, ngành, địa phương, đại diện cho Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính (Bộ Tài chính) nhấn mạnh: Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn, quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.
Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin hơn nữa trong giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi; thực hiện các biện pháp tăng cường kiểm soát và rút ngắn thời gian hoàn chứng từ đối với hình thức thanh toán qua tài khoản đặc biệt.
Đồng thời, nhanh chóng thực hiện các hoạt động để triển khai Nghị định thủ tục hành chính trong lĩnh vực KBNN; tiếp tục hoàn thiện quá trình kiểm soát chi, xử lý đơn rút vốn tại Bộ Tài chính, KBNN để đảm bảo đúng thời hạn quy định; không để tồn đọng hồ sơ mà không có lý do; đôn đốc chủ đầu tư làm thủ tục kiểm soát chi trong 4 ngày kể từ khi có khối lượng hoàn thành, không để tồn đọng đến cuối năm…
Những nội dung tham luận tại Hội nghị sẽ được Bộ Tài chính tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tài chính sẽ tích cực phối hợp với các bộ, ngành để xử lý các vướng mắc phát sinh hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định; đồng thời sẽ chỉ đạo các đơn vị toàn ngành tài chính chủ động triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nói chung và nguồn vay vay nước ngoài nói riêng...

Lý do CEO Vietjet được trao tặng huân chương Bắc đẩu bội tinh
Tin cùng chuyên mục

TP. HCM kiến nghị gia hạn khoản vay 313 triệu USD của ngân hàng Tái Thiết Đức

Hòa Bình: Chính quyền và ngân hàng chung tay hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19

VNR kêu cứu vì vướng mắc `chậm` phân bố vốn bảo trì

Nguyên nhân chưa hoàn tất giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc cần những thủ tục gì trong thời COVID-19?

Rượu, thuốc lá tiêu thụ nội địa sẽ được dán tem điện tử từ ngày 1/7/2022
Tin nổi bật

-
Tiếp bài sai phạm tại chợ Kỳ Tây (Hà Tĩnh): Chủ tịch xã liên tục "xin" bỏ qua cho BQL chợ
-
Thời tiết hôm nay 18/4/2021: Mưa lớn nguy cơ lũ quét và sạt lở ở vùng núi Bắc Bộ
-
Vụ lũ quét làm 3 người tử vong ở Lào Cai: Thủ tướng ra công điện khẩn
-
VinCommerce thời kỳ Masan: Nhận thêm nửa tỷ USD vốn nước ngoài, kỳ vọng như Alibaba hay Amazon
Đọc thêm
-
Tổng Giám Đốc Công Ty Lọc Hóa Dầu Bình Sơn: `Người Lính Chiến` đưa BSR vượt qua khủng hoảng kép
DOANH NHÂN - 17 giờ trướcTổng giám đốc Bùi Minh Tiến có nhiều năm gắn bó với ngành dầu khí, bằng bản lĩnh và kinh nghiệm của mình ông đã "chèo lái" đưa con thuyền BSR từng bước khẳng định vị thế doanh nghiệp dẫn đầu ngành lọc hóa dầu Việt. -
Vụ “bay lắc” trong Bệnh viện Tâm thần Trung ương I: Giám đốc đề xuất nhận mức kỷ luật… khiển trách
XÃ HỘI - 16 giờ trướcGiám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I đề xuất chỉ nhận mức kỷ luật khiển trách với lý do đã phân cấp quản lý nhưng khoa điều trị đã để xảy ra vụ việc bệnh nhân tổ chức “bay lắc” trong phòng điều trị. -
Thông tin mới nhất về vụ Heineken không cho đại lý bán bia Sabeco
DOANH NGHIỆP - 15 giờ trướcHeineken Việt Nam khẳng định không có chính sách cấm đại lý bán bia của Sabeco, cũng không chỉ đạo nhân viên thực hiện chính sách này. -
Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing sẽ tham gia hội nghị cấp cao ASEAN
THỜI CUỘC - 17 giờ trướcHội nghị cấp cao ASEAN sẽ được tổ chức tại Indonesia vào ngày 24/4, nhằm bàn về các vấn đề trong khu vực, trong đó có sự tham dự của Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, tướng Min Aung Hlaing. -
100 ứng viên ở Trung ương diện tái cử Đại biểu Quốc hội khóa mới
THỜI CUỘC - 2 ngày trướcTrong 205 ứng viên Trung ương để bầu đại biểu Quốc hội khóa XV có 100 người thuộc diện tái cử; 16 người có trình độ giáo sư, phó giáo sư chiếm 7,8%; 63 ứng viên có trình độ tiến sĩ, chiếm 30,7%.
-
Hưởng lợi nhờ giá lợn hơi đạt mức cao lịch sử, C.P Việt Nam thu về 3,4 tỷ USD trong năm 2020
DOANH NGHIỆP - 2 ngày trướcTrong năm 2020 C.P. Việt Nam ghi nhận doanh thu 3,4 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2019 và chiếm hơn 18% tổng doanh thu toàn tập đoàn. -
Mục sở thị “đại bản doanh” của CLB Tình Người tại Quảng Trị
XÃ HỘI - 19 giờ trướcCLB Tình Người tại Quảng Trị đã thu hút hàng trăm học viên tham gia. Tuy nhiên, quá trình sinh hoạt của CLB là sự quản lý chặt chẽ và nghiêm cấm người lạ, các phòng, ban của CLB luôn bịt kín mít. -
Vụ phá rừng ở Quảng Bình: UBND tỉnh chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan chức năng báo cáo, xử lý sai phạm
XÃ HỘI - 20 giờ trướcSau khi Doanh nhân Việt Nam đăng bài: "Nhiều diện tích rừng tự nhiên ở Quảng Bình bị phá tan hoang", ngày 15/4, UBND tỉnh Quảng Bình đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý sự việc báo nêu. -
Nguyên Giám đốc Công an Tỉnh Nghệ An được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh
THỜI CUỘC - 20 giờ trướcNguyên Giám đốc Công an Nghệ An - Thiếu tướng Võ Trọng Hải vừa được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025. -
Toàn cảnh vụ việc hàng trăm học sinh trường Pascal và Isaac Newton bị ngộ độc
XÃ HỘI - 20 giờ trướcLiên quan tới việc hàng trăm học sinh tại trường Tiểu học - THCS Pascal và Tiểu học Isaac Newton bị ngộ độc thực phẩm, cơ quan chức năng đã phát hiện trong thức ăn có nhiều vi khuẩn.