
Trung Quốc giảm giá đồng nhân dân tệ và hệ lụy tới Việt Nam
(DNVN) - Trong những ngày gần đây, Trung Quốc đã chủ động giảm giá nhân dân tệ (NDT) để đối phó căng thẳng thương mại với Mỹ. Với độ mở kinh tế khá lớn và là đối tác thương mại lớn với Trung Quốc, nên biến động của đồng Nhân dân tệ sẽ có tác động nhất định đến thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam.
Xung quanh cuộc chiến thương mại đang ngay càng gay cấn giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như những ảnh hưởng đối với kinh tế Việt Nam, đặc biệt sau khi Trung Quốc giảm giá NDT so với đồng đô la Mỹ, PV Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế - TS. Cấn Văn Lực để có những cái nhìn rõ nét hơn.
Thưa ông, qua động thái giảm giá đồng NDT của Trung Quốc vừa qua, ông đánh giá như thế nào về tác động của sự kiện này? Đặc biệt là đối với thị trường tài chính Việt Nam?
Tiến sĩ Cấn Văn Lực: Trung Quốc sẽ không dùng công cụ tiền tệ để giảm thiểu tác động của chiến tranh thương mại với hai lý do chính: Thứ nhất, bởi họ không muốn bị tiếng thao túng tiền tệ, thứ hai Trung Quốc đang trong lộ trình quốc tế hóa đồng NDT và một trong những lộ trình quan trọng là phải ổn định được tỷ giá.


Qua đánh giá, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ có tác động tương đối tiêu cực đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong ngắn hạn. Do thế giới đang bất ổn hơn, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong đó có cả Trung Quốc và Mỹ được dự báo giảm hơn so với năm ngoái, kéo theo nhu cầu nhập khẩu cũng giảm, nên xuất khẩu không đạt mức tăng trưởng như năm ngoái.
Có thể thấy, xuất khẩu đang gặp khó khăn trong ngắn hạn, tuy nhiên về lâu dài thì không đáng lo ngại. Bởi tương lai, dòng vốn dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ tiếp tục tạo ra những hoạt động sản xuất, kinh doanh mới, với hàng hóa xuất khẩu mới. Do đó, xuất khẩu sẽ lại quay lại quỹ đạo tăng trưởng tích cực như thời gian vừa qua.
Với tình thế hiện tại, theo nhận định của ông thì Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ có những quyết sách như thế nào?
TS. Cấn Văn Lực: Ngân hàng Nhà nước cần làm 3 việc: Đầu tiên, phối hợp chính sách, đặc biệt là chính sách tiền tệ và tài khóa phải làm chặt chẽ hơn, tốt hơn. Thứ hai phải tăng cường truyền thông để trấn an tâm lý bởi tâm lý về lạm phát, về tỉ giá của nhân ta tương đối nặng nề. Cuối cùng, cơ quan quản lý cần phải có thông điệp với thị trường, với người dân và doanh nghiệp vừa để trấn an vừa để đảm bảo tính ổn định của thị trường. Bên cạnh đó, cần theo dõi, phân tích đánh giá thị trường và tác động của biến động tỉ giá.
Còn đối với doanh nghiệp cần hết sức bình tĩnh và đánh giá kỹ hơn tác động của chiến tranh thương mại và các rủi ro thương mại khác tác động tới ngành nghề kinh doanh của mình, doanh nghiệp mình để có giải pháp cụ thể.
Ngoài ra, các ngân hàng cần chú trọng hơn công cụ quản lý rủi ro, trong đó có rủi ro về tài chính, về tỉ giá, lãi suất…Đáng chú ý là các công cụ này hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại đều có. Do đó, cần sự phối hợp giữa các ngân hàng thương mại với doanh nghiệp để kiểm soát rủi ro về lãi suất với tỉ giá tốt hơn.

Nhu cầu lắp lưới an toàn tại chung cư tăng vọt sau vụ bé gái bị rơi từ tầng 12
Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Vì sao tiếp tục đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021

Từ ngày 1/3 bắt đầu thực hiện Tổng điều tra kinh tế cả nước năm 2021

Bắc Ninh: Phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm

Chỉ tiêu biên chế công chức năm 2021 giảm ít 10% so với năm 2015

Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Nhiều sở, ngành được triệu tập tham gia phiên tòa xét xử ông Nguyễn Thành Tài
An ninh-Trật tự - 15 giờ trướcHội đồng xét xử sẽ triệu tập đại diện nhiều sở, ngành của Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa xét xử vụ án sai phạm trong hoán đổi nhà đất số 57 Cao Thắng lấy nhà đất số 185 Hai Bà Trưng. -
Bộ GTVT ủng hộ xây dựng tuyến đường song hành cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
Quy hoạch-Dự án - hôm quaBộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Hà Nam nghiên cứu xây dựng tuyến đường song hành với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình để kết nối khu vực huyện Thanh Liêm với nút giao Liêm Tuyền -
Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố tội đưa hối lộ trong vụ án nào?
An ninh-Trật tự - 19 giờ trướcCơ quan điều tra đã khởi tố Phan Văn Anh Vũ tức Vũ 'nhôm' về tội Đưa hối lộ theo Điều 364 Bộ luật Hình sự. Hiện Vũ 'nhôm' đang thụ án 30 năm tù do liên quan hàng loạt vụ án. -
Các ngân hàng chính thức được triển khai mở tài khoản online từ hôm nay 5/3/2021
Ngân hàng - 18 giờ trướcTất cả các ngân hàng chính thức được áp dụng phương thức định danh trực tuyến (eKYC) để mở tài khoản từ xa cho khách hàng từ ngày 5/3/2021. -
Doanh nghiệp tung ra loạt chương trình ưu đãi, đón sóng mua vàng dịp 8/3
Tiêu dùng - 18 giờ trướcDịp lễ mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, nhu cầu quà tặng, quà tự thưởng phụ nữ tăng cao. Bên cạnh các món quà như hoa, thời trang… những năm gần đây trang sức vàng được nhiều người ưa chuộng làm quà tặng.
-
iPad 2022 được trang bị màn hình OLED?
Công nghệ - 18 giờ trướcApple đã sẵn sàng để tung ra một số sản phẩm mới trong năm nay, bao gồm cả MacBook và iPad mới. Hầu hết các thiết bị sắp ra mắt của táo khuyết dự kiến sẽ được trang bị nhiều công nghệ mới. -
Khởi tố công ty nhập khẩu 6 tấn găng tay đã qua sử dụng
An ninh-Trật tự - 24 giờ trướcCông ty TNHH Ngọc Diệp đã làm tờ khai nhập khẩu gần 6 tấn găng tay đã qua sử dụng, thuộc danh mục hàng cấm, trị giá hàng hóa vi phạm 163,8 triệu đồng. -
Viglacera làm ăn ra sao trước khi bị đại gia Tuấn “mượt“ của Gelex “thâu tóm“?
M&A - 24 giờ trướcGelex đang là cổ đông lớn thứ hai tại Viglacera với tỷ lệ nắm giữ 26,64% cổ phần. Một công ty khác thuộc họ hàng nhà Gelex là Công ty cổ phần Thiết bị điện Gelex cũng đang nắm giữ 19,43% cổ phần tại đây. -
Những chính sách mới về kinh tế có hiệu lực từ tháng 3/2021
Quy định mới - 2 ngày trướcNhững điểm đáng chú ý về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới; quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay; ... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2021. -
Tháng 2, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 20,8 tỷ USD, giảm 21,4% so với tháng trước
Thương mại toàn cầu - 2 ngày trướcKim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 2/2021 ước đạt 20,8 tỷ USD, giảm 21,4% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,75 tỷ USD, giảm 23,9%.