
Việt Nam đã hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất
Việt Nam đã hoàn thành Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 được ban hành theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, Việt Nam đã ngừng phát sóng truyền hình tương tự, hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất từ 00 giờ ngày 28/12/2020. Đây là thông tin được công bố tại cuộc họp báo do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, chiều 11/1, tại Hà Nội.
Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Công nghệ truyền hình đã trải qua nhiều cuộc cách mạng như truyền hình cơ học, truyền hình điện tử (đen trắng), truyền hình mầu đến nay là truyền hình số và trong tương lai sẽ là truyền hình thông minh, truyền hình 3D.

Trải qua 9 năm, đến nay, Đề án số hóa truyền hình đã đạt và vượt tất cả các mục tiêu ban đầu đã đề ra, góp phần thực hiện cam kết của toàn khối ASEAN vào năm 2010 là tắt sóng hoàn toàn truyền hình tương tự vào năm 2020.
Việc thực hiện thành công Đề án đã góp phần thực hiện 4 mục tiêu lớn: Hoàn thành việc chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số trên phạm vi toàn quốc với gần 100 triệu dân/26 triệu hộ gia đình, đã giải phóng 112MHz băng tần 700MHz - là băng tần “vàng”, có giá trị hàng ngàn tỷ đồng - cho thông tin di động 5G toàn quốc; mở rộng đáng kể vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất, từ phủ trung tâm của 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2011 (tương đương 50% dân số) đến nay đã vươn đến tất cả 63 địa phương trên toàn quốc (tương đương với 80% dân số), xuống đến nhiều huyện, xã, thôn, bản.
Đồng thời, thành công này góp phần thu hút được nguồn lực xã hội để phủ sóng truyền hình mà trước kia là “sân” riêng của các Đài Phát thanh - Truyền hình nhà nước. 100% các đài Phát thanh Truyền hình địa phương đã được tổ chức, sắp xếp theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa tập trung vào sản xuất nội dung chương trình và thuê dịch vụ truyền dẫn phát sóng, trong khi trước 2011, 100% các nhà đài vừa làm nội dung, vừa truyền dẫn, phát sóng.
Điều đáng tự hào là trong ASEAN, Việt Nam là nước thứ 5/10 hoàn thành việc tắt sóng truyền hình tương tự (Brunei năm 2017, Singapore năm 2019, Malaysia năm 2019, Thailand năm 2020).
Nước ta đã giữ đúng cam kết với toàn khối ASEAN - hoàn thành đúng hạn việc tắt sóng trước năm 2020 trong khi là nước đông dân nhất trong 5 nước đã hoàn thành cam kết này. Với thế giới, Việt Nam đứng thứ 78/193 hoàn thành tắt sóng truyền hình tương tự, thuộc nhóm các nước đi đầu.

Theo số liệu thống kê, đến năm 2020, các mục tiêu cụ thể của Đề án đã hoàn thành là: 16 triệu hộ gia đình đã xem truyền hình số qua các phương thức cáp, IPTV; trên 3,2 triệu hộ sử dụng truyền hình vệ tinh miễn phí.
Đặc biệt, Việt Nam đã hỗ trợ đầu thu số cho 1,9 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia từ năm 2015 đến 2020. Vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất đã đạt 80% dân cư (vượt 10 điểm % so với mục tiêu đề ra) so với 50% dân cư của năm 2011.
Nếu tính cả phủ sóng truyền hình số vệ tinh, 100% dân cư đã thu xem được truyền hình số. Trước đây, với truyền hình tương tự mặt đất, 1 kênh tần số chỉ có thể phát sóng 1 kênh chương trình truyền hình, đến nay 1 kênh tần số có thể phát sóng tới 30 kênh chương trình truyền hình.
Vì vậy, tại nhiều địa phương người dân đã có thể thu xem từ 40 đến 60 kênh chương trình SDTV và hơn 10 kênh chương trình HDTV, trong đó có 7 kênh thiết yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị - xã hội.
Điểm đột phá lớn nhất đi tắt đón đầu đó là Việt Nam đã lựa chọn công nghệ DVB-T2 là công nghệ thế hệ sau thay vì công nghệ DVB-T vào thời điểm 2011 chiếm 90% thị phần.
Công nghệ này sử dụng điều chế ưu việt hơn nên tiết kiệm 1,5 lần tần số và có khả năng chống nhiễu tốt hơn; đến nay điều đó được khẳng định là đúng đắn khi đến 90% các nước đã chọn công nghệ DVB-T2 làm công nghệ chính thức của mình.
Để đạt được kết quả này, Việt Nam có cách làm riêng, đó là xây dựng lộ trình cụ thể, lấy lợi ích của người dân làm trung tâm; đi thẳng vào công nghệ tiên tiến (bỏ qua công nghệ DVB-T); sử dụng Quỹ Dịch vụ Viễn thông Công ích thay cho sử dụng ngân sách để thúc đẩy số hoá truyền hình trong khi các nước khác phải dùng ngân sách; sáng tạo trong truyền thông, xây dựng các bản tin mẫu phù hợp với văn hóa địa phương, vùng, miền để chuyển tải trên hệ thống đài truyền thanh cơ sở - là kênh thông tin lớn nhất với hơn 80 triệu thính giả trên toàn quốc.
Theo Bnews
Tin liên quan

Cận cảnh lô vaccine COVID-19 đầu tiên của Việt Nam cập bến sân bay Tân Sơn Nhất
117.600 liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên đã về đến Việt Nam vào trưa nay (24-2) và đang được bảo quản trong kho lạnh của Hệ thống tiêm chủng VNVC tại TP.HCM.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Hỗ trợ 50.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số trong năm 2021

Đặt mục tiêu đến năm 2030 đưa trí tuệ nhân tạo trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam

EVNHANOI chuyển mình với hệ sinh thái dịch vụ mới

Những giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền tải điện

Ngân hàng lớn nhất của Nga sẽ phát hành tiền điện tử của riêng mình vào tháng 3

Điện thoại 2G, 3G không được nhập khẩu vào Việt Nam từ tháng 7 năm nay
Tin nổi bật

Ngày 24/2, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức đã ký văn bản gửi các đơn vị trực thuộc cho phép học sinh, sinh viên, học viên TPHCM quay lại trường học tập từ ngày 1/3.
Đọc thêm
-
Quảng Ninh triệt phá đường dây than lậu hơn 100 nghìn tấn
Dân sinh - 4 giờ trướcTại khai trường của Công ty than Hạ Long, cảnh sát thu giữ khoảng 100.000 tấn than khai thác trái phép trị giá khoảng 200 tỷ đồng và 54 phương tiện các loại. -
Thời tiết hôm nay 24/2/2021: Miền Bắc ấm áp tới hết tháng, miền Nam nắng gắt
Dân sinh - 16 giờ trướcThời tiết hôm nay 24/2/2021: Miền Bắc sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa hửng nắng ấm áp. Trong khi đó miền Nam nắng gắt, chỉ số tia UV cao. -
Hàng trăm triệu USD rót vào startup Việt những ngày đầu năm
Sự kiện-Vấn đề - hôm quaBước sang năm 2021, nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ của Việt Nam (startup) đã được các quỹ ngoại rót vốn, với tổng giá trị lên tới hàng trăm triệu USD. -
VietinBank miễn 100% phí giao dịch cho doanh nghiệp
Ngân hàng - 8 giờ trướcVietinBank triển khai chương trình miễn phí giao dịch ngân hàng điện tử cho doanh nghiệp với chính sách mở rộng áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp. -
Xuất khẩu gạo trong tháng 2 tiếp tục sụt giảm mạnh
Thương mại toàn cầu - 8 giờ trướcMặc dù giá gạo xuất khẩu đầu năm 2021 tăng 3,4% so với tháng 12 năm 2020, tuy nhiên khối lượng xuất đi 2 tháng đầu năm đã giảm đến 34%.
-
Kết quả chứng khoán ngày 24/2: VN-Index mất 16 điểm, nhóm cổ phiếu lớn chìm trong sắc đỏ
Trên sàn - 7 giờ trướcSau 3 phiên giao dịch giằng co, chỉ số VN-Index đã giảm khá mạnh trong phiên 24/2 khi "bốc hơi" 15,63 điểm, tương đương 1,33%, về mức 1.162,01 điểm. -
Ngân hàng Macquarie của Úc thu lợi nhuận khổng lồ nhờ cung cấp điện và khí đốt trong thảm họa Texas
Chuyển động - 7 giờ trướcThảm họa giá rét ở Texas không chỉ khiến người dân mà cả các doanh nghiệp lớn nhỏ của Mỹ phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, ngân hàng Macquarie Group của Úc lại báo lãi tới 215 triệu USD. -
HSBC dự định chi 6 tỷ USD để chuyển hướng tập trung vào thị trường châu Á
Ngân hàng - hôm quaNgân hàng HSBC tuyên bố dự định chi khoảng 6 tỷ USD vào việc đẩy mạnh hoạt động trên khắp châu Á, tập trung vào các thị trường Đông Nam Á, Hong Kong và Trung Đông. -
Xuất khẩu vào Mỹ tăng mạnh ở nhóm hàng hóa trị giá gần 16 tỷ USD
Thương mại toàn cầu - 9 giờ trướcTrong nhóm hàng xuất khẩu chính với trị giá tổng cộng hàng chục tỷ USD, trong tháng 1, xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã ghi nhận sự tăng trưởng rất mạnh... -
Thủ tướng nhấn mạnh chiến lược “vaccine + 5K”, có cơ chế lưu thông hàng hóa vùng dịch
Chính trị - 9 giờ trướcThủ tướng nhấn mạnh việc thực hiện chiến lược “vaccine + 5K”, không vì vaccine mà chúng ta chủ quan; đồng thời, phải có ngay quy chế giữa các bộ để lưu thông hàng hóa bình thường với vùng có dịch.