Bà 1: Vì sao Toyota vẫn bán chạy dù các dòng xe liên tục dính lỗi?

07:37 | 01/12/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Năm 2020, khi tròn 25 tuổi, Toyota Việt Nam (TVM) liên tục gặp sóng gió bởi những cơn bão triệu hồi xe lỗi, từ dòng bình dân cho tới cao cấp nhất. Nhiều người tò mò, hãng xe này làm ăn ra sao trong nhiều năm qua?
"Ông già" của ngành ô tô Việt Nam
 
Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) được thành lập vào tháng 9/1995, là liên doanh với số vốn đầu tư ban đầu là 89,6 triệu USD từ Tập đoàn Toyota Nhật Bản (70%), Tổng công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp – VEAM (20%) và Công ty TNHH KUO Singapore (10%).
 
Bà 1: Vì sao Toyota vẫn bán chạy dù các dòng xe liên tục dính lỗi? - ảnh 1
Hình ảnh sơ khai của nhà máy lắp ráp ô tô của Toyota Việt Nam tại Vĩnh Phúc
 
Một năm sau, nhà máy đầu tiên TMV đã được xây dựng, hình thành tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (nay là TP Phúc Yên, Vĩnh Phúc). Cùng năm, TMV xuất xưởng sản phẩm lắp ráp đầu tay mang tên Hiace để chào sân. Hiace thế hệ hệ thứ nhất từng rất phổ biến ở Việt Nam thời điểm nay, người tiêu dùng quen gọi với cái tên Việt hóa là xe “cá mập”.
 
Tới ngày 21/6/1997, tại trụ sở chính của TMV, Corolla thế hệ đầu tiên được giới thiệu tại thị trường Việt Nam. Cũng trong năm này, TMV đã khai trương chi nhánh đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.
 
Đến năm 1998, TMV đã khai trương chi nhánh tại Hà Nội và cũng ra mắt mẫu xe Camry thế hệ đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Đây là mẫu xe được định vị ở phân khúc D bởi khoang nội thất rộng rãi, nhưng ngoại thất trông khá “già”.
 
Ngày 29/5/1999 TMV nhận chứng chỉ ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường. Đồng thời vào năm này, nhà máy cũng đưa ra thị trường mẫu xe Zace, mở ra xu hướng xe đa dụng trên thị trường Việt Nam. Đây là mẫu xe 7 chỗ gầm cao, trang bị hộp số sàn.
 
Chỉ sau đó một năm, mẫu xe Land Cruiser được phân phối tại Việt Nam dưới dạng nhập khẩu nguyên chiếc. Đây là mẫu xe gắn với hình ảnh của dòng xe địa hình, mạnh mẽ nhưng khá cồng kềnh để di chuyển trong phố.
 
Năm 2003, Nhà máy tại Vĩnh Phúc khai trương xưởng dập chi tiết thân vỏ xe, đóng góp tích cực cho việc gia tăng tỷ lệ nội địa hóa. Cùng năm, công ty này đã giới thiệu mẫu xe Vios thế hệ đầu tiên. Nói về Vios là cả một câu chuyện dài, một dòng xe luôn được gắn mác xe “quốc dân”, xe taxi bởi sự bền bỉ, tiết kiệm, giữ giá… bởi không có trang bị gì để hỏng!
 
 Bà 1: Vì sao Toyota vẫn bán chạy dù các dòng xe liên tục dính lỗi? - ảnh 2
 Innova được Toyota Việt Nam giới thiệu lần đầu năm 2006
 
Năm 2006, TMV giới thiệu mẫu xe Innova, một trong những mẫu xe làm nên thành công vang dội của Toyota. Sau đó 3 năm, nhà máy cũng khai trương xưởng sản xuất khung gầm xe. Trong giới chơi xe, mẫu Innova của TVM luôn được phong là “thùng tôn di động” bởi sự ọp ẹp, thân vỏ mỏng, và đương nhiên, trang bị nghèo nàn không khác gì mẫu xe “quốc dân” đã nói ở trên.
 
Năm 2013, TVM đạt doanh số bán hàng kỉ lục với 33.288 xe, giá trị xuất khẩu kỷ lục với 39,2 triệu USD. Cũng trong năm này, TVM đã xuất xưởng chiếc xe thứ 250.000 và thương hiệu Lexus ra mắt tại thị trường Việt Nam.
 
Năm 2015, TVM tổ chức kỉ niệm 20 năm thành lập, đồng thời đánh dấu mốc xuất xưởng chiếc xe thứ 300.000 tại Việt Nam. Trong vòng một năm sau đó, có số này đã tăng lên 400.000 chiếc. Kết thúc năm 2019, đã có 500.000 xe ô tô của hãng xe đến từ xứ sở hoa anh đào được lăn bánh và xuất xưởng tại Việt Nam.
 
Vẫn bán chạy dù liên tục dính lỗi, triệu hồi
 
Số liệu mới nhất cho thấy, doanh số của TVM vẫn dẫn đầu với 9.000 xe bán được trong tháng 10.2020, vượt xa nhiều đối thủ. Những mẫu xe giúp TVM vươn lên đầu bảng doanh số không hề lạ lẫm, đó là Vios – được mệnh danh là "xe quốc dân không có gì để hỏng" hay “thánh lật” với "túi khí siêu bền" Fortuner. 

Trên các diễn đàn mạng xã hội về giao thông, dòng xe Fortuner của TVM luôn gắn tới các biệt danh như “thánh lật” hay xe có túi khí bền nhất Việt Nam. Từ năm 2017 tới nay, câu chuyện về túi khí của dòng SUV Fortuner luôn là chủ đề gây tranh cãi kịch liệt.
 
Không ít vụ tai nạn, xe Fortuner đâm trực diện vật cản hư hại nặng phần đầu, bung ba đờ sốc, nắp capo biến dạng… nhưng túi khí không hề bung. Các vụ tai nạn liên quan tới xe Fortuner ở khắp các tỉnh, thành như Hà Nội, TP.HCM, Thái Nguyên, Hà Giang, Lâm Đồng, Bình Dương… đều ghi nhận sự “bền bỉ” của túi khí trên dòng xe 7 chỗ này của TVM.
 
Nhiều người hoài nghi về việc TVM “ăn bớt” khi cắt bớt trang bị trên các xe lắp ráp so với dòng nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản. Họ cho rằng, vì lợi nhuận trước mắt, TVM bỏ qua chức năng cơ bản của một chiếc xe, đó là sự an toàn, tính mạng con người.
 
Bà 1: Vì sao Toyota vẫn bán chạy dù các dòng xe liên tục dính lỗi? - ảnh 3
"Thánh lật" Fortuner đâm trực diện, bung toàn bộ ba đờ sốc, gãy càng trước nhưng không bung túi khí
 
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, năm 2020, TVM liên tục phát đi thông báo triệu hồi xe vì những lỗi nguy hiểm như chết bơm nhiên liệu, dây đai an toàn, trợ lực phanh, bu lông đĩa dẫn động…
 
Một loạt các dòng xe từ bình dân cho tới hạng sang như Lexus (nhập khẩu) đều bị triệu hồi để thay thế cụm bơm nhiên liệu. Đây là lỗi được người dùng đánh giá “cực kỳ nguy hiểm”. 
 
(Còn nữa…)
Kế Toại