Bà Nguyễn Thị Bích Vân - Nữ chủ tịch người Việt đầu tiên của Unilever Việt Nam
Tiểu sử của bà Nguyễn Thị Bích Vân - Chủ tịch Unilever Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Bích Vân sinh năm 1972, bà đã có hơn 25 năm làm việc tại Unilever Việt Nam. Với cương vị là Chủ tịch Unilever Việt Nam, bà Vân đã dẫn dắt công ty này đẩy mạnh chiến lược phát triển bền vững. Bên cạnh đó, tham vọng của nữ tướng này chính là đưa Unilever Việt Nam trở thành hình mẫu áp dụng thành công mô hình kinh doanh bền vững trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Chân dung nữ Chủ tịch đầu tiên của Unilever Việt Nam - Bà Nguyễn Thị Bích Vân
Quá trình công tác của bà Nguyễn Thị Bích Vân tại Unilever Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Bích Vân đã có 25 năm công tác và đã trải qua nhiều vị trí quan trọng tại Unilever Việt Nam như quản lý nhiều nhãn hàng, ngành hàng từ tiếp thị cho đến phát triển khách hàng, từ vùng sang toàn cầu. Đáng nhớ nhất phải nhắc đến chính là sự nỗ lực cố gắng khi đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Cấp cao Phát triển Khách hàng khu vực Đông Nam Á, Châu Úc để giờ đây, bà giữ vai trò chủ chốt trong việc quản lý và điều hành Unilever Việt Nam với cương vị là Chủ tịch.
Bà Vân chia sẻ về quá trình làm việc tại Unilever Việt Nam: "Tôi đã làm việc trong Ban lãnh đạo Công ty từ năm 2006, không chỉ riêng tôi mà tất cả 1.500 nhân viên Unilever Việt Nam đều làm hết khả năng có thể và bằng tất cả niềm đam mê của mình. Bản thân tôi luôn phải cố gắng hoàn thiện những vai trò được giao, bên cạnh đó tôi còn bổ sung cho mình các kỹ năng, kiến thức về lãnh đạo để luôn sẵn sàng cho những nhiệm vụ mới".
Thành công không quan trọng bằng có được hạnh phúc
Theo bà Vân, mỗi người có một khái niệm về thành công và hạnh phúc khác nhau. Mọi thứ trên đời này đều luôn mang nghĩa tương đối, và khi mang lại cho người xung quanh vui vẻ thì bản thân cảm thấy hạnh phúc. Và chữ thành công không quan trọng bằng chữ hạnh phúc.
Bản thân là một người lãnh đạo thì bà luôn nhận thức được vai trò của bản thân đến tổ chức như thế nào. Một người lãnh đạo luôn có tầm nhìn và nắm rõ được mục đích mà tổ chức muốn đi đến có khả năng truyền cảm hững cho mọi người để cùng đi đến đích.
Quan điểm của bà Nguyễn Thị Bích Vân về việc đưa sản phẩm của Unilever đến gần hơn với người tiêu dùng
'Nữ tướng' đầu tiên của Unilever Việt Nam: Quan tâm đến việc tạo cơ hội thăng tiến cho phụ nữ
Trong một diễn đàn Việt - Mỹ được diễn ra trong năm 2020, bà Nguyễn Thị Bích Vân có chia sẻ: 'Unilever mong muốn mọi phụ nữ đều có cơ hội thăng tiến'. Điều này cho thấy khát khao của nữ tướng này chính là giúp những người phụ nữ tạo ra cuộc sống mà bản thân mong muốn đồng thời hòa nhập tốt vào thế giới đang trên đà ngày càng phát triển.
Một khi phụ nữ có cơ hội thăng tiến thì họ sẽ không bị hạn chế bởi những rào cản về mặt tâm lý, kiến thức và kỹ năng nhất là định kiến của xã hội. Bà Vân cũng choa biết, tại Unilever Việt Nam cũng đã có nhiều chương trình khuyến khích tạo điều kiện cho phụ nữ có thể phát triển sự nghiệp cũng như cơ hội thăng tiến cao trong môi trường làm việc.
Các chương trình tiêu biểu của Unilever nhằm hỗ trợ phụ nữ như:
- Xây dựng chiến lược toàn diện, đặt ra những chỉ tiêu cụ thể và thực hiện hóa cân bằng tỷ lệ nam nữ trong các phòng ban lãnh đạo
- Đào tạo và truyền cảm hứng về quyền và nghĩa vụ trong việc xây dựng một doanh nghiệp bình đẳng giới nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ
- Thiết kế nơi làm việc bình đẳng với các chính sách an sinh xã hội
- Chương trình Mentorship nhằm cố vấn cho các lãnh đạo cấp cao là nữ tại công ty nhằm giúp định hướng phát triển tốt hơn nữa cho những nhân viên nữ
- Xây dựng lộ trình đào tạo, phát triển nhằm phá vỡ rào cản tiến thân của nữ giới tại văn phòng làm việc
- Xây dựng chính sách an sinh xã hội cho nữ giới, xây dựng môi trường làm việc linh hoạt giúp phụ nữ có thể làm việc tại nhà
- Sử dụng công nghệ và kỹ thuật mới từ các chuyên gia nhằm thiết kế quy trình tuyển dụng có thể cân bằng được tỷ lệ nam nữ tại các phòng ban
Quan điểm của bà Nguyễn Thị Bích Vân về vấn đề nhân quyền của phụ nữ tại Unilever Việt Nam
Chia sẻ của nữ Chủ tịch về Unilever Việt Nam
Kể từ năm 2015, Unilever xếp vị trí dẫn đầu về giá trị các sản phẩm tiêu thị tại nhà của ngành hàng chăm sóc cá nhân và chăm sóc nhà cửa. Điều đó chứng tỏ việc chuyển giao quyền điều hành sau hơn hai thập kỷ thuộc về người nước ngoài có tiến triển tốt và trên đà thành công.
Bà Vân chia sẻ: "Unilever Việt Nam tăng trưởng kinh doanh tốt và nhận được nhiều giải thưởng từ Unilever toàn cầu và Chính phủ Việt Nam". Bên cạnh đó, Unilever cũng tổ chức nhiều chương trình xã hội nhằm gắn kết người dân trên khắp đất nước đúng với sứ mệnh đặt ra là mang lại cuộc sống tốt đẹp nhất cho tất cả mọi người trên cả nước.
Một góc văn phòng của Unilever Việt Nam
Bên cạnh niềm vui khi điều hành doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt, bà Vân còn có nỗi băn khoăn khi hơn 20 năm Unilever đã thành công thì trong những năm sau Unilever sẽ như thế nào.
Nỗi băn khoăn này hoàn toàn có cơ sở bởi bà Vân tiếp quản doanh nghiệp khi đã có một nền tảng vững chắc. Theo ước tính thì mỗi ngày có khoảng 35 triệu người tại Việt Nam tiêu dùng những sản phẩm của Unilever. Thị trường sôi động hơn khi sự thay đổi thói quen tiêu dùng không ngừng và sự phát triển của các kênh bán lẻ mới như thương mại điện tử khiến cho cuộc cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn.
Trong cuộc so kè giữa Unilever và P&G cho thấy, P&G xây dựng hệ thống phân phối chỉ dựa trên các nhà phân phối lớn trong khi đó Unilever lại chia nhỏ đầu mối buôn bán gốm 300.000 nhà bán lẻ và 150 nhà phân phối. Do tiến hành chiến lược phủ sóng rộng khắp mà đã giúp cho Unilever thành công hơn trong việc tiếp cận khách hàng ở mọi vùng miền trên cả nước.
Ngoài ra, Unilever còn phát triển theo hướng tự xây dựng các chương trình đào tạo hoặc nhờ các công ty nhân sự tư vấn đào tạo để xây dựng nguồn lực có kỹ năm. Điều này đã giúp cho doanh nghiệp có những bước phát triển vượt bậc nhất.
Xem thêm: Unilever bội thu với các thương hiệu ‘sống bền vững’
Tâm Phạm