Bình Dương đứng đầu về tốc độ tăng số DN đang hoạt động năm 2018

11:20 | 11/07/2019 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
(DNVN) - Đây là thống kê trong “Sách Trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019” vừa được Bộ Kế hoạch Đầu tư công bố chiều 10/7.
Bình Dương đứng đầu về tốc độ tăng số DN đang hoạt động năm 2018 - ảnh 1

Theo Sách Trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019”, tính đến ngày 31/12/2018, cả nước có 714.755 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động, tăng 9,2% so với cùng thời điểm năm 2017.

Bình Dương đứng đầu về tốc độ tăng số DN đang hoạt động năm 2018 - ảnh 2
Số doanh nghiệp đang hoạt động thời điểm 31/12/2018 của các địa phương 
Tính theo địa phương, có 26/63 địa phương có tốc độ tăng DN đang hoạt động thời điểm 31/12/2018 so với năm 2017 cao hơn bình quân cả nước, trong đó: Bình Dương tăng 17,4%; Bắc Giang tăng 15,7%; Sóc Trăng tăng 15,4%; Bắc Ninh tăng 15%; Long An tăng 13,6%; Hưng Yên tăng 13,4%; Bạc Liêu tăng 13,2%; Vĩnh Phúc tăng 12,8%; Quảng Nam tăng 12,6%; Đồng Nai tăng 12,5%; Thanh Hóa tăng 12,2%…
Bình Dương đứng đầu về tốc độ tăng số DN đang hoạt động năm 2018 - ảnh 3
Tốc độ tăng số doanh nghiệp đang hoạt động năm 2018 so với 2017 của các địa phương 
37/63 địa phương có tốc độ tăng DN đang hoạt động thời điểm 31/12/2018 so với năm 2017 thấp hơn bình quân cả nước, trong đó: Hà Giang tăng 0,3%; Bắc Kạn tăng 1,5%; An Giang tăng 1,9%; Cà Mau tăng 2,1%; Lai Châu tăng 2,6%; Hậu Giang tăng 3%; Nghệ An tăng 3,5%; Điện Biên và Vĩnh Long tăng 4%…

Về mật độ DN đang hoạt động bình quân trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động, Sách trắng cho biết: Năm 2018 bình quân cả nước có 14,7 DN đang hoạt động trên 1.000 dân số trong độ tuổi lao động. Có 8/63 địa phương có mật độ DN đang hoạt động trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động cao hơn bình quân cả nước gồm: Thành phố Hồ Chí Minh 54,4 DN; Hà Nội 41,1 DN; Đà Nẵng 38,6 DN; Hải Phòng 22,5 DN; Bình Dương 21,7 DN; Bà Rịa-Vũng Tàu 17,4 DN; Bắc Ninh 1,9 DN và Khánh Hòa 16,2 DN.

Có 55/63 địa phương có mật độ DN đang hoạt động trên 1000 dân trong độ tuổi lao động thấp hơn bình quân cả nước, trong đó 10 địa phương có mật độ DN đang hoạt động trên 1000 dân trong độ tuổi lao động thấp nhất cả nước gồm: Hà Giang 2,3 DN; Sơn La 2,5 DN; Tuyên Quang 3,0 DN; Cao Bằng 3,1 DN; Điện Biên và Bắc Kạn cùng 3,2 DN; Yên Bái và Đồng Tháp cùng 3,3 DN; Trà Vinh 3,5 DN và Sóc Trăng 3,6 DN.

Tính theo khu vực kinh tế, Sách trắng cho biết, khu vực công nghiệp và xây dựng mặc dù có số DN không nhiều nhưng thu hút nhiều lao động nhất với 9,3 triệu lao động, chiếm 64,4% lao động toàn bộ khu vực DN, tăng 2,8% so với năm 2016. Khu vực dịch vụ có tỉ trọng số DN lớn nhất trong toàn bộ khu vực DN nhưng thu hút lao động thấp hơn nhiều so với khu vực công nghiệp và xây dựng với 4,9 triệu lao động, chiếm 33,8%, tăng 5,2%. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ thu hút được hơn 256,7 nghìn lao động, chiếm 1,8% lao động của toàn bộ DN, tăng 2,3% so với năm 2016.

Nếu tính theo loại hình DN, tại thời điểm 31/12/2017 số lao động làm việc trong khu vực DN nhà nước là 1,2 triệu người (trong đó lao động làm việc trong khu vực DN 100% vốn nhà nước là 704,6 nghìn người), chiếm 8,3% lao động toàn bộ khu vực DN, giảm 6,5% so với năm 2016; khu vực DN ngoài nhà nước hiện thu hút nhiều lao động nhất với 8,8 triệu lao động, chiếm 60,6%, tăng 2,7%; khu vực DN FDI thu hút 4,5 triệu lao động, chiếm 31,1%, tăng 8,6%.

Sách trắng thống kê, tính theo địa phương: Có 32/63 địa phương có tốc độ tăng lao động trong các DN đang hoạt động có kết quả SXKD cao hơn mức tăng chung cả nước. Các địa phương có tốc độ tăng lao động trong các DN đang hoạt động có kết quả SXKD năm 2017 so với năm 2016 trên 10% gồm: Bắc Ninh tăng 20,7%; Vĩnh Phúc tăng 16,6%; Yên Bái tăng 15,4%; Hậu Giang tăng 13,4%; Bắc Giang tăng 11,4%. Có 18/63 địa phương có tốc độ tăng lao động trong các DN đang hoạt động có kết quả SXKD thấp hơn mức tăng chung cả nước gồm: Thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,1%; Kon Tum tăng 0,2%; Cao Bằng tăng 0,3%; Bình Thuận tăng 0,6%; Sơn La tăng 0,7%.

Với những số liệu chi tiết trên, Sách Trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019” đã cung cấp thông tin chi tiết nhất về thực trạng phát triển DN theo ngành kinh tế, theo loại hình DN và theo địa phương. Đây là những cơ sở dữ liệu quan trọng giúp Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương có thêm thông tin trong hoạch định chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển bền vững và hiệu quả DN.

 “Sách Trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019” gồm 4 cấu phần: Bối cảnh phát triển DN năm 2018; Tổng quan phát triển DN Việt Nam năm 2018 và giai đoạn 2016-2018; Các giải pháp phát triển do Sách trắng 2019 gồm 4 cấu phần: Bối cảnh phát triển DN năm 2018; Tổng quan phát triển DN Việt Nam năm 2018 và giai đoạn 2016-2018; Các giải pháp phát triển DN và Bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển DN năm 2018 và giai đoạn 2016-2018.

Cơ sở dữ liệu soạn thảo Sách trắng gồm: Cơ sở dữ liệu DN do Tổng cục Thống kê điều tra hàng năm; cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký DN (Bộ Kế hoạch Đầu tư); cơ sở dữ liệu thuế (Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính) và các nguồn thông tin khác.

Ấn phẩm năm 2019 dự kiến xuất bản trên trang thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Tổng cục Thống kê vào ngày 22/7 và phát hành bản in vào ngày 1/8.