Chứng khoán Mỹ đi xuống sau phiên lập đỉnh, Dow Jones mất mốc 30.000 điểm
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 10/12 đã có một phiên giao dịch kém khả quan khi các chỉ số lần lượt giảm điểm. Tâm lý các nhà đầu tư chịu ảnh hưởng lớn khi các nhà đầu tư chờ đợi gói cứu trợ kinh tế mới.
Chứng khoán Mỹ 11/12, sau khi lần đầu tiên vượt mốc 30.000 điểm, chỉ số Dow Jones đi xuống trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite đóng cửa ở mức cao.
Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 70 điểm, tương đương 0,2%, và đóng cửa ở 29.999 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng giảm 0,1%. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite diễn biến ngược chiều khi tăng 0,5%, dẫn đầu là hai đại gia công nghệ Netflix và Apple cùng thêm hơn 1%.
Trong khi đó, cổ phiếu mạng viễn thông Verizon và hãng máy tính IBM đều giảm hơn 1% và kéo Dow Jones đi xuống. Cổ phiếu công nghiệp là nhóm giảm mạnh nhất S&P 500 với tỉ lệ 0,9%.
CNBC dẫn lời ông Scott Knapp, Giám đốc chiến lược thị trường tại công ty dịch vụ tài chính CUNA Mutual Group cho biết: "Việc Dow Jones vượt 30.000 điểm chỉ là một cột mốc được xác định một cách tuỳ tiện, tuy nhiên nó cũng thể hiện tâm lí của nhà đầu tư vào thời điểm này".
Các cổ phiếu vốn hoá nhỏ cũng đang diễn biến tích cực trong tháng 11 này với chỉ số Russell 2000 tăng gần 2% trong phiên 24/11 và lập đỉnh mới. Sang phiên 25/11, chỉ số này giảm nhẹ 0,5%.
Tính từ đầu tháng đến nay, Russell 2000 đã tăng khoảng 20%, thành tích tốt nhất trong lịch sử chỉ số.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần tại Mỹ từ đàu năm 2020 đến 5/12
(Nguồn: CNBC/Bộ Lao động Mỹ)
Các nhân tố thúc đẩy thị trường đi lên bao gồm việc kết quả cuộc bầu cử tổng thống ngày càng trở nên rõ ràng và thông tin khả quan về việc phát triển nhiều loại vắc xin COVID-19 của Pfizer, Moderna và AstraZeneca.
Tâm lí thị trường ngày 10/12 bị ảnh hưởng sau khi Bộ Lao động Mỹ thông báo số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước là 853.000, cao hơn con số 730.000 mà các nhà kinh tế của Dow Jones ước tính. Đây cũng là con số cao nhất kể từ tháng 9 và là lần đầu tiên kể từ tháng 10 số người xin trợ cấp thất nghiệp vượt ngưỡng 800.000.
Ông Thomas Simons, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng đầu tư Jefferies nhận định số người xin hỗ trợ vì mất việc làm trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng do đại dịch COVID-19 bùng phát dữ dội tại nhiều nơi khiến các địa phương phải tái áp dụng yêu cầu giãn cách xã hội, ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế.
Mỹ Duyên