
Chuyên gia Phạm Chi Lan nói về khó khăn của hàng Việt khi tham gia EVFTA
Việc thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) trong 2 tháng qua cho thấy các cơ hội đã bắt đầu được hiện thực hóa, mang lại những lợi ích đầu tiên cho doanh nghiệp Việt Nam.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, chỉ trong tháng đầu thực hiện EVFTA, đã có trên 7.200 bộ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch 277 triệu USD hàng hóa xuất khẩu sang EU. Còn theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho thấy xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam bắt đầu khởi sắc nhờ EVFTA. Các đơn hàng thủy sản sang EU trong tháng 8/2020 tăng 10% về kim ngạch so với tháng 7/2020. Giá các sản phẩm gao của Việt Nam cũng được cải thiện sau khi EVFTA có hiệu lực, với mức tăng từ 80-200USD/tấn so với cuối tháng 7/2020 và 126 tấn gạo thơm đầu tiên đã xuất khẩu qua EU với thuế suất 0% vào ngày 22/9 vừa qua.

126 tấn gạo thơm đầu tiên đã xuất khẩu qua EU với thuế suất 0% vào ngày 22/9/2020.
Nhìn nhận về kết quả này, tại hội thảo Hiệp định EVFTA – Những điều cần biết, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tổ chức sáng 24/9, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, EVFTA thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp Việt thời gian qua. EU là đối tác nhập khẩu lớn với sức mua đứng thứ hai thế giới và là thị trường trọng điểm của xuất khẩu Việt Nam trong nhiều năm qua.
Bên cạnh đó, trong khu vực châu Á, Việt Nam là một trong số ít các nước có FTA với EU (sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore), vì thế, EVFTA mở ra cơ hội và lợi thế xuất nhập khẩu đặc biệt cho hàng hóa Việt Nam. Đồng thời, EVFTA cũng tạo ra sức hấp dẫn cho Việt Nam trong thu hút đầu tư từ một đối các đầu tư FDI hàng đầu thế giới, với nguồn vốn công nghệ và quản lý tiên tiến bậc nhất hiện nay. Do đó, EVFTA tạo nhiều kỳ vọng cho Việt Nam, làm đa dạng chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, chủ tịch VCCi nhấn mạnh, để tận dụng tốt cơ hội mà EVFTA hứa hẹn mang lại, các doanh nghiệp cần có hiểu biết chính xác, đầy đủ về các cam kết EVFTA cụ thể liên quan đến hoạt động kinh doanh, từ đó mới có thể hành động chuẩn bị, tận dụng cam kết một cách phù hợp. tận dụng được cơ hội này không?
Nói về cách thức tận dụng và hiện thực hóa cơ hội từ EVFTA, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, khi tham gia EVFTA, chúng ta mải miết chạy theo những chỉ tiêu mong đợi mà quên mất những thế mạnh của mình. Đồng thời, khi tham gia EVFTA, người nông dân trong nước chịu nhiều sức ép từ hàng hóa bên ngoài. Sức ép này lại trở thành lợi thế của các quốc gia khác chứ không phải cho Việt Nam, đặc biệt là lợi thế của Trung Quốc. Ngoài ra, chúng ta tiếp nhận hàng hóa của các nước nhưng lại không nâng được hàng hóa của mình lên. Việc doanh nghiệp Việt không chuẩn bị đủ lực sẽ dẫn đến hụt hơi, đuối sức khi tham gia EVFTA.

Tham gia EVFTA doanh nghiệp phải chấp nhận đương đầu thách thức.
Tuy nhiên, bà Chi Lan cho rằng, dù còn nhiều khó khăn nhưng thời điểm này EVFTA lần này sẽ khác. Bởi hiện nay dịch COVID-19 đang hoành hành làm tất cả các nước ngổn ngang, điều đó đặt chúng ta ở thế phải vươn lên, không thể không thay đổi. Thứ nữa, lần này sẽ tốt hơn khi EVFTA đến vào lúc chúng ta có khát vọng lớn để vượt lên. Ta đang tự hoạch định cho mình chiến lược tham vọng để phát triển. Và EVFTA sẽ giúp chúng ta thực hiện được khát vọng của mình.
Đồng thời vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh, doanh nghiệp muốn sống sót phải thay đổi, phải chấp nhận đương đầu thách thức để phát triển. Sân chơi EVFTA chính là cơ hội, là động lực mới và quý để doanh nghiệp Việt vươn lên.
Đưa ra lời khuyên giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn khi tham gia EVFTA, ông Lưu Hoàng Thái- nhà đàm phán Hiệp định EVFTA của Bộ Công thương, cho biết, câu chuyện không phải là ta sẽ xuất khẩu được bao nhiêu, mà quan trọng là việc kết nối và học hỏi từ thị trường thế giới.
Ngay khi EVFTA vừa kết thúc đàm phán, một doanh nghiệp bất động sản đến chỗ ông Thái hỏi cần làm gì để doanh nghiệp của ông mở rộng thị trường sang EU, nhưng ông Thái không đủ thông tin để trả lời. Ngoài ra, có rất nhiều doanh nghiệp hỏi về những rào cản, bất cập khi tham gia thị trường EU. Theo đó, ông Thái cho biết hiện Bộ Công thương đang trình Chính phủ xây dựng đầu mối duy nhất để doanh nghiệp hỏi thông tin mình vướng ở đâu để tìm hướng giải quyết.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Tương- Phó tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho biết, vấn đề doanh nghiệp Việt hiện nay quan tâm chủ yếu đến việc thực thị hiệp định. Do đó, để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp ông Tương kiến nghị, Bộ Công Thương và VCCI nên cải tiến trong việc cấp Giấy chứng nhận C/O và giảm bớt thủ tục kiểm tra chuyên ngành như hiện nay. Đồng thời, VCCI nên trở thành trung tâm tư vấn pháp lý về thực hiện hiệp định EVFTA cho doanh nghiệp.
Đông Nghi
Tin liên quan

Truyền hình Doanh nhân: Gặp gỡ nữ doanh nhân với triết lí kinh doanh riêng biệt
Gặp gỡ nữ doanh nhân trẻ Nguyễn Gia Quyên và lắng nghe cô chia sẻ triết lí kinh doanh riêng của mình.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Gỡ khó cho doanh nghiệp: Hỗ trợ vay vốn, giảm chi phí đầu tư xây dựng

Mitsubishi rút khỏi nhà máy ở Bình Thuận: Chuyên gia nói gì về nhiệt điện than?

Gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với phân bón DAP, MAP đã được cân nhắc kỹ

Phê duyệt chủ trương xây dựng 2 bến container thời gian hoạt động 70 năm

Để nâng tầm, sản xuất nông nghiệp cần chuyển đổi tư duy

Cảnh giác với Forex, đầu tư ngoại hối lừa đảo
Tin nổi bật

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Đà Nẵng không nên chỉ tập trung phát triển du lịch, cảng biển mà cần thu hút các dự án công nghệ cao.
Đọc thêm
-
2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su tăng mạnh về lượng và giá trị
THỊ TRƯỜNG - 2 giờ trướcCục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su đạt khoảng 320 nghìn tấn, trị giá 516 triệu USD, tăng 89,9% về lượng và tăng 109,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. -
`Đại gia` ngành điện Malaysia mua lại cổ phần 5 dự án điện mặt trời của Việt Nam
DOANH NGHIỆP - 1 giờ trướcMột công ty con 100% vốn của Tập đoàn Điện lực quốc gia Malaysia Tenaga Nasional Berhad (TNB) sẽ mua 39% cổ phần trong 5 dự án điện mặt trời của Sunseap Group (Singapore) tại Việt Nam. -
10 nữ doanh nhân thành đạt nhất Việt Nam: Những bóng hồng không hề 'mềm yếu'
DOANH NHÂN - hôm quaHọ là nữ "thuyền trưởng" chèo lái những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam vượt qua khó khăn để đạt thành quả tốt nhất, trên thương trường, họ không còn là "phái yếu". -
CTCP Tập đoàn Đất Xanh góp 160 tỷ thành lập công ty con Đất Xanh E&C
DOANH NGHIỆP - 5 giờ trướcCông ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh sẽ góp 160 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 80% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Đất Xanh E&C. Công ty con có số vốn điều lệ ban đầu 200 triệu tỷ đồng. -
Đối thoại 2045: Khát vọng và bản lĩnh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam
DOANH NHÂN - hôm quaTại Hội nghị "Đối thoại 2045” giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các doanh nhân trí thức tiêu biểu, doanh nhân Đỗ Minh Phú bày tỏ mong muốn các bộ, ngành cần thay đổi tư duy từ quản lý sang phục vụ.
-
Singapore Airlines thí điểm thẻ thông hành COVID-19 điện tử vào tuần tới
THỜI CUỘC - 5 giờ trướcSingapore Airlines cho biết hành khách từ Singapore đi London (Anh) từ ngày 15-28/3 sẽ có cơ hội tham gia thử nghiệm ứng dụng trên nếu họ có điện thoại sử dụng phần mềm iOS. -
TP HCM hành động khẩn, quyết liệt với vấn nạn ô nhiễm tiếng ồn
XÃ HỘI - 5 giờ trướcPhó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan không chấp nhận một đô thị lớn mà từ khu dân cư đến quán ăn, cửa hàng, cửa hiệu đều ra rả mở loa công suất cao ảnh hưởng đến nhiều người. -
TP.HCM: Kiến nghị đầu tư 15 dự án giao thông tổng vốn gần 100.000 tỷ
BẤT ĐỘNG SẢN - 5 giờ trướcTheo đó, sẽ có 15 dự án giao thông cùng 6 chương trình đầu tư công, với tổng vốn hơn 100.000 tỷ đồng được TP HCM kiến nghị lập đề xuất chủ trương đầu tư năm 2021. -
Chuỗi cầm đồ F88 lợi nhuận tăng vọt gần 170%, đạt 48 tỷ đồng trong năm 2020
DOANH NGHIỆP - 5 giờ trướcCông ty cổ phần Kinh doanh F88 ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2020 đạt 44,8 tỷ đồng, tăng vọt so với con số trong nửa đầu năm chỉ vỏn vẹn 2,7 tỷ đồng (6 tháng năm 2019, F88 ghi nhận lãi 17 tỷ đồng). -
Người tố cáo cha con ông Trần Quí Thanh bị bắt vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
XÃ HỘI - 4 giờ trướcCông an TP HCM đã thi hành lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Chung - Giám đốc Công ty TNHH Đo đạc tư vấn thiết kế xây dựng DCB - người tố cáo bà Trần Uyên Phương (là con gái của ông Trần Quí Thanh) vì bán dự án 'ma'.