EVNGENCO 3: Trụ cột hàng đầu của ngành năng lượng điện tại Việt Nam

08:00 | 25/04/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng, đầu tư phát triển nguồn điện tại Việt Nam và khu vực, hiện nay, EVNGENCO 3 đóng vai trò quan trọng góp phần duy trì mạng lưới điện quốc gia.

Giới thiệu về Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP

Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP có tên tiếng Anh là Power Generation Joint Stock Corporation 3, còn được viết tắt là EVNGENCO 3. Trụ sở chính của đơn vị nằm ở số 60-66 Nguyễn Cơ Thạch, Khu đô thị Sala, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Đơn vị được thành lập vào ngày 01/06/2012 theo quyết định số 3025/QĐ-BCT của Bộ Công Thương trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại Công ty TNHH một thành viên Nhiệt điện Phú Mỹ, các ban quản lý dự án nguồn điện, các công ty phát điện hạch toán phụ thuộc, và tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại một số công ty phát điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang hoạt động theo luật doanh nghiệp.

EVNGENCO 3: Trụ cột hàng đầu của ngành năng lượng điện tại Việt Nam - ảnh 1

Hình ảnh Tổng công ty phát điện 3

Sau đó, tới ngày 27/12/2017, Công ty mẹ - Tổng Công ty Phát điện 3 (trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) chính thức tiến hành cổ phần hóa. Từ ngày 1/10/2018, Tổng Công ty Phát điện 3 - Công ty cổ phần bắt đầu hoạt động với mã chứng khoán là PGV.

Là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng, đầu tư phát triển nguồn điện tại Việt Nam và khu vực, hiện nay, EVNGENCO 3 đang kinh doanh với tổng cộng 24 ngành nghề khác nhau, trong đó có các ngành nghề chính như là lập đầu tư xây dựng tư vấn quản lý dự án, giám sát thi công xây lắp công trình; đầu tư và quản lý vốn các dự án nguồn điện; sản xuất kinh doanh điện năng, cơ khí điện lực...

Các đơn vị thành viên của EVNGENCO 3

Các đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty:

Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ

Công ty Thủy điện Buôn Kuốp

Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân

Công ty Nhiệt điện Mông Dương

BQLDA Nhiệt điện Vĩnh Tân

BQLDA Nhiệt điện 1

BQLDA Nhiệt điện Thái Bình

Công ty dịch vụ sửa chữa các Nhà máy điện EVNGENCO3

EVNGENCO 3: Trụ cột hàng đầu của ngành năng lượng điện tại Việt Nam - ảnh 2

EVNGENCO 3 có khá nhiều đơn vị thành viên đang hoạt động

Các công ty con do GENCO 3 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ:

Công ty CP NĐ Bà Rịa

Công ty CP NĐ Ninh Bình

Công ty TNHH MTV NĐ Thủ Đức

Các công ty liên kết do GENCO 3 nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ:

Công ty CP TĐ Thác Bà

Công ty CP TĐ Vĩnh Sơn Sông Hinh

Công ty CP ĐT&PT điện Sê San 3A

Công ty CP ĐL Dầu khí Nhơn Trạch 2

Công ty CP Điện Việt Lào

Công ty TNHH dịch vụ năng lượng ALSTOM – PMTP

EVNGENCO 3 trong thời kỳ đại dịch Covid-19

Trong khoảng thời gian vừa qua, cả nền kinh tế đều chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19, và Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, đây vẫn là năm mà EVNGENCO 3 đã vượt qua nhiều gian khó để duy trì một số tín hiệu khả quan. Tuy doanh thu giảm nhưng lợi nhuận tăng cao kỷ lục. Đây là điểm sáng và tiền đề để phát triển bền vững.

Có thể thấy trong kết quả kinh doanh nhiều năm của EVNGENCO 3 như sau: 

Về doanh thu thuần: Năm 2019, EVNGENCO 3 đạt doanh thu thuần là 44,117 tỷ đồng - gấp hơn 04 lần so với kết quả năm 2018 chỉ đạt 10,047 tỷ đồng. Nhưng tới năm 2020, EVNGENCO 3 đạt doanh thu thuần là 40,367 tỷ đồng, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.

Về lợi nhuận gộp: Năm 2019, EVNGENCO 3 đạt lợi nhuận gộp là 5,011 tỷ đồng - gấp 4.1 lần so với kết quả năm 2018 chỉ đạt 1,238 tỷ đồng. Nhưng tới năm 2020, EVNGENCO 3 đạt lợi nhuận gộp là 4,760 tỷ đồng, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.

EVNGENCO 3: Trụ cột hàng đầu của ngành năng lượng điện tại Việt Nam - ảnh 3

Giá trị cổ phiếu PGV của đơn vị trong 5 ngày gần đây kể từ 22/04/2021

Ngược lại, các chỉ số khác tăng trưởng tích cực một cách rõ ràng như là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong năm 2020 tăng lên tới 2,293 tỷ đồng so với con số 1,215 tỷ đồng của năm 2019.

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2020 tăng lên tới 1,815 tỷ đồng so với con số 904 tỷ đồng của năm 2019. Lợi nhuận sau thuế của CĐ công ty mẹ trong năm 2020 cũng tăng lên tới 1.786 tỷ đồng so với con số 857 tỷ đồng của năm 2019. Những chỉ số này đều tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Vậy là, sau một năm COVID-19,  tổng tài sản PGV đạt 72.900 tỷ đồng, tính đến thời điểm 31/12/2020, trong đó hàng tồn kho tăng đáng kể lên 4.320 tỷ đồng, tiền tương đương tiền và các khoản đầu tư, tiền gửi ngắn hạn vào mức 6.916 tỷ đồng, hàng tồn kho tăng đáng kể lên 4.320 tỷ đồng. 

Thời gian qua, nhờ hoạt động tái cấu trúc, chi phí lãi vay giảm đáng kể nên công ty mẹ EVNGenco3 đạt được mức lãi 1.694 tỷ đồng, cao gấp đôi so với con số năm ngoái là 821 tỷ đồng. Việc tiếp tục tái cơ cấu nợ cũng giúp công ty giảm được 5.000 tỷ dư nợ (ngắn và dài hạn), giúp tổng nợ chỉ còn 57.936 tỷ so với con số 62.833 tỷ đồng vào đầu kỳ. Trong đó, nợ vay dài hạn giảm từ 50.821 tỷ xuống còn 45.847 tỷ đồng, nợ vay ngắn hạn giảm từ 5.373 tỷ xuống còn 4.942 tỷ.

Với những thay đổi như vậy, vào đầu tháng 4 năm 2021, cổ phiếu PGV ghi nhận những phiên tăng giá đáng kể hiện cổ phiếu PGV đạt mức giá 17.400 đồng/cp. Hiện tại, cập nhật ở thời điểm ngày 22/04/2021, giá cổ phiếu giảm nhẹ 1.79% xuống còn 16,500 đồng/cp.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống năm 2020 là 247,08 tỷ kWh, thấp hơn 14,42 tỷ kWh so với KH năm (261,5 tỷ kWh) và chỉ tăng 2,9% so với năm 2019. Hiện nay, quy mô hệ thống điện Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN (sau Indonesia) và thứ 23 thế giới.

Xem thêm: Ông Dương Quang Thành: Bản lĩnh để được bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN hai lần liên tiếp

Phương Thúy