Giữ vững an ninh lưới điện truyền tải khu vực miền Trung trước bão Noru
Theo ông Trần Thanh Phong Giám đốc, Công ty Truyền tải điện 2, hiện đơn vị đamg quản lý vận hành lưới điện truyền tải 220, 500kV khu vực Bắc miền Trung và Tây Nguyên. Đây là khu vực hàng năm đều có tần suất thiên tai, mưa, bão lũ rất cao, nên trong công tác tổ chức sản xuất, công tác phòng chống thiên tai được PTC2 đưa vào kế hoạch sản xuất rất cụ thể, chi tiết và tổ chức đôn đốc, giám sát các đơn vị Truyền tải điện nghiêm túc thực hiện.
Đến nay, Công ty đã hoàn thành toàn bộ kế hoạch công tác sản xuất ngăn ngừa, phòng chống thiên tai. Tổ chức bộ máy phòng chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc, trạm biến áp đội đường dây và có sự chỉ đạo điều hành xuyên suốt, kịp thời đảm bảo tốt công tác chuẩn bị và ứng phó với các tình huống nguy cơ mất an toàn vận hành ngay trước, trong và ngay sau khi mưa bão kết thúc.
Với phương châm lực lượng,phương tiện và vật tư tại chỗ , Công ty đã triển khai phương án PCTT&TKCN, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư, khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai gây ra với lưới điện. Theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia để chủ động có các biện pháp ứng phó kịp thời.
Đối với đường dây: Các đơn vị đã hoàn tất công tác đảm bảo thoát nước mặt móng cột, khu vực chân cột điện, sửa chữa và gia cố kè móng, tường chắn bị hư hỏng đã được hoàn thành. Các công việc nhằm đảm bảo an toàn vận hành lưới điện ngay trong điều kiện thời tiết có mưa bão trong cũng được PTC2 chú trọng thực hiện như: Phát quang cây cối trong và ngoài hành lang tuyến đường dây. Giải pháp hạn chế sự rung lắc của dây lèo dẫn điện như: Chống, kéo và tăng cường lèo tại các vị trí cột néo; nâng cao khoảng cách pha đất tại các khu vực thường xuyên bị ngập nước; thay thế các khoảng dây dẫn, dây chống sét bị nhiều tổn thương cũng được hoàn thành.
Tại cac trạm biến áp, Công ty cũng đã kiểm tra, dọn, khơi thông các mương thoát nước trong trạm và hệ thống thoát nước xung quanh trạm để đảm bảo thoát nước, tránh gây ngập trong sản phân phối các trạm biến áp. Kiểm ra, chuẩn bị sẵn các vật tư, vật liệu, các công cụ dụng cụ để sẵn sàng che chắn các tủ đấu dây, tủ điều khiển bảo vệ ngoài trời, các tủ đi kèm thiết bị nhất thứ, các hệ thống giám sát online, kiểm tra, xử lý xâm nhập ẩm các tủ trung thế khi có mưa xảy ra tại các trạm biến áp... Kiểm tra rơ le nội bộ máy biến áp, kháng điện và xử lý hiện tượng nước đọng tại các ống ruột gà có các rơ le có vị trí lắp đặt thấp hơn máng cáp. Kiểm tra, vệ sinh và phòng chống côn trùng, ẩm xâm nhập tại các tủ bảng ngoài trời.
Đối với các khu vực có nguy cơ sạt lở, nền đất yếu bị ảnh hưởng do bão từ các năm trước, hiện nay Công ty đã hoàn thành toàn bộ công tác xây dựng kè móng đảm bảo vận hành lâu dài. Qua kinh nghiệm vận hành nhiều năm, loại đất chủ yếu ở khu vực đồi núi miền Trung đất sét pha cát có tính kết dính kém, khi ngậm nước dễ bị sạt lở, do vậy muốn thực hiện ngăn ngừa sạt lở đất, móng cột điện thì công tác đảm bảo thoát nước khu vực mặt móng, khu vực xung quanh chân cột điện, có ý nghĩa rất quan trọng.
Được biết Công ty Truyền tải điện 2 rất quan tâm và tích cực ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý vận hành nói chung và phòng chống thiên tai nói riêng luôn được PTC2 đặc biệt quan tâm nghiên cứu, ứng dụng trong thời gian qua. Hiện nay PTC2 đang ứng dụng một số công nghệ phục vụ sản xuất để phòng chống thiên tai như:
Công ty Truyền tải điện 2 quản lý vận hành lưới điện truyền tải:
- Các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum;
- Chiều dài đường dây 500kV: 3.418 km;
- Chiều dài đường dây 220kV: 2.094 km;
- Tổng số trạm biến áp 500kV: 4 trạm, dung lượng 3.000MVA;
- Tổng số trạm biến áp 220kV: 15 trạm, dung lượng 5.500MVA.
Hệ thống quan trắc sét, nhằm phân tích các sự cố trên đường dây; phân tích đánh giá khả năng bảo vệ chống sét của các thiết bị chống sét lắp trên lưới điện; Thu thập thông tin về sét để phục vụ công tác thiết kế trong đầu tư xây dựng; Cảnh báo sớm các khu vực có khả năng mất an toàn do sét để điều hành sản xuất.
Hệ thống camera có AI lắp trên các đỉnh cột đường dây tại các vị trí xung yếu nhận diện cháy rừng, phương tiện có nguy cơ xâm phạm hành lang, móng cột đưa ra cảnh báo tự động bằng tin nhắn đến người quản lý vận hành, giúp đánh giá và xử lý tình huống nguy cơ gần khu vực hành lang đường dây. Tạo điều kiện quan trắc, dự báo kịp thời tình hình diễn biến thực địa.
Sử dụng UAV để kiểm tra trước lúc mưa bão và sau mưa bão các tuyến đường dây tại các khu vực bị chia cắt không thể tiếp cận được do mưa bão, lũ lụt. Việc này giúp đánh giá được tình hình toàn bộ lưới điện và chủ động thực hiện các công tác xử lý khi có tình huống nguy hiểm.
Hệ thống phần mềm quản lý đường dây, ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo điều kiện cập nhật theo dõi đầy đủ thông tin quản lý, tình hình thiết bị, sự cố...