Không có văn phòng riêng, Google bị Hàn Quốc cân nhắc đánh 30% thuế từ hoa hồng
Cơ quan Thuế Quốc gia Hàn Quốc cho biết sẽ xem xét áp thuế đối với khoản thu nhập từ phí hoa hồng và giám sát chặt chẽ quy mô doanh số của Google tại thị trường Hàn Quốc.
Cơ quan thuế Hàn Quốc ngày 24/10 cho biết sẽ cân nhắc đánh thuế Google Inc. đối với khoản hoa hồng 30% mà “gã khổng lồ công nghệ” này lên kế hoạch thu trên các giao dịch phát sinh khi sử dụng các ứng dụng trên cửa hàng ứng dụng Play Store vào năm tới.
Trong một văn bản trả lời gửi Nghị sĩ Đảng Dân chủ cầm quyền Kim Soo-hong, Cơ quan Thuế Quốc gia Hàn Quốc (NTS) cho biết sẽ xem xét nhiều biện pháp khác nhau để áp thuế đối với khoản thu nhập từ phí hoa hồng trên của Google và sẽ giám sát chặt chẽ quy mô doanh số của Google trên thị trường ứng dụng Hàn Quốc.
NTS cho hay cơ quan này có thể đánh thuế tập đoàn công nghệ khổng lồ này của Mỹ do Google làm ăn kinh doanh thông qua các đại lý hoặc các công ty liên kết ở Hàn Quốc chứ không có văn phòng riêng.
Gần đây, Google đã phải chịu sự giám sát gắt gao từ các cơ quan quản lý sau khi hãng này áp dụng chính sách mới hồi tháng trước, buộc tất cả ứng dụng trên Play Store sử dụng hệ thống thanh toán độc quyền của mình. Theo chính sách mới bắt đầu có hiệu lực vào tháng 10/2021, Google có kế hoạch thu 30% phí hoa hồng cho tất cả giao dịch mua nội dung kỹ thuật số của người dùng.
Chính phủ Hàn Quốc cân nhắc việc đánh 30% thuế với hoa hồng doanh thu của Google
Một quan chức Cơ quan thuế quốc gia Hàn Quốc (NTS) hôm 9/7 cho biết Tập đoàn Google tại Hàn Quốc cuối tháng 5 vừa qua đã nộp thuế 600 tỷ won (501 triệu USD) sau khi bị Cục thuế thành phố Seoul truy thu thuế doanh nghiệp hồi tháng 1 năm nay.
Tuy nhiên, phía Google đã nộp đơn khiếu nại lên Tòa án về thuế. Nếu Tòa án xét thấy yêu cầu là hợp lý, Google Hàn Quốc sẽ được hoàn lại toàn bộ hoặc một phần tiền thuế. Nếu việc truy thu thuế doanh nghiệp của Cục thuế thành phố Seoul được công nhận là chính đáng, Google Hàn Quốc có thể khởi kiện và yêu cầu hủy bỏ truy thu thuế.
Tuy nhiên, phía Google đã nộp đơn khiếu nại lên Tòa án về thuế. Nếu Tòa án xét thấy yêu cầu là hợp lý, Google Hàn Quốc sẽ được hoàn lại toàn bộ hoặc một phần tiền thuế. Nếu việc truy thu thuế doanh nghiệp của Cục thuế thành phố Seoul được công nhận là chính đáng, Google Hàn Quốc có thể khởi kiện và yêu cầu hủy bỏ truy thu thuế.
Google cũng như các công ty công nghệ thông tin toàn cầu đưa ra quan điểm rằng cơ sở thường trú quan trọng là "máy chủ" (server) được đặt tại nước ngoài, dù có đặt văn phòng ở nước sở tại đi chăng nữa, thì đây cũng chỉ đóng vai trò là phương tiện liên lạc trung gian. Do đó, Google không phải là đối tượng để chịu thuế doanh nghiệp ở Hàn Quốc.
Về điều này, quan chức Cục thuế quốc gia cho biết mặc dù Google Hàn Quốc đặt máy chủ ở nước ngoài nhưng công ty này đang hoạt động kinh doanh, thực hiện các hợp đồng quảng cáo như một tập đoàn tại Hàn Quốc, do đó việc đánh thuế là hợp lý.
Trong đợt thanh tra Chính phủ hồi tháng 10 năm ngoái, Cơ quan thuế quốc gia Hàn Quốc cho biết nếu công ty con của các tập đoàn đa quốc gia ở Hàn Quốc thường xuyên thực hiện quyền ký kết hợp đồng thì phải chịu bị đánh thuế.
Về điều này, quan chức Cục thuế quốc gia cho biết mặc dù Google Hàn Quốc đặt máy chủ ở nước ngoài nhưng công ty này đang hoạt động kinh doanh, thực hiện các hợp đồng quảng cáo như một tập đoàn tại Hàn Quốc, do đó việc đánh thuế là hợp lý.
Trong đợt thanh tra Chính phủ hồi tháng 10 năm ngoái, Cơ quan thuế quốc gia Hàn Quốc cho biết nếu công ty con của các tập đoàn đa quốc gia ở Hàn Quốc thường xuyên thực hiện quyền ký kết hợp đồng thì phải chịu bị đánh thuế.
Nhiều cách né thuế
Trước đó Các quốc gia Đông Nam Á và châu Âu đang siết chặt quy định thuế đối với những tập đoàn công nghệ khổng lồ như Google. Hồi tháng 7 chính quyền Jakarta cũng đã công bố danh sách công ty bị đánh thuế của Indonesia
Guardian nhận định: “Những đại gia công nghệ lớn đang định hình lại xã hội và nền kinh tế toàn cầu, nhưng những đóng góp của họ lại quá ít ỏi”. Việc đánh thuế thu nhập các doanh nghiệp này khá khó khăn vì phía tập đoàn lập luận rằng họ đặt máy chủ ở nước ngoài nên không có nghĩa vụ nộp thuế. Theo Reuters, bản thân những tập đoàn như Microsoft và Alphabet cũng nhận được sự bảo vệ của Mỹ.
Google vẫn né thuế tại nhiều nước
Các cuộc thảo luận của G20 về thay đổi quy định thuế tập trung vào hai trụ cột, từ đó có thể khiến những đại gia công nghệ này phải đóng gấp đôi số thuế hiện tại. Đầu tiên, việc đánh thuế sẽ dựa trên nơi cung cấp hàng hóa, dịch vụ ngay cả khi không có hiện diện thương mại của tập đoàn tại quốc gia này.
Trong trường hợp các công ty tìm cách chuyển lợi nhuận đến những thiên đường thuế nước ngoài, trụ cột thứ hai cho phép các quốc gia áp dụng mức thuế tối thiểu toàn cầu để buộc công ty công nghệ thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Các nước châu Âu, nhất là Anh và Pháp, ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch này khi cho rằng "thuế điện tử" là cần thiết. Họ nhận định luật thuế doanh nghiệp truyền thống đã lỗi thời và tạo ra sự bất bình đẳng. Tại châu Âu, các công ty công nghệ sử dụng những thiên đường thuế như Ireland và Luxembourg để giảm mức đóng thuế doanh nghiệp.
Biện pháp nhằm cải cách hệ thống thuế doanh nghiệp của G20 được cho là nhắm vào các công ty công nghệ, với lợi nhuận tập trung vào cung cấp dịch vụ, thu thập và trao đổi dữ liệu điện tử xuyên biên giới.
Nguyễn Dung(t/h)