Ngành gỗ nỗ lực vượt khó - Bài cuối: Đồng bộ cho sản xuất và thương mại
Khai thác thị trường ngách
Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh (Hawa), Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng Kiến trúc AA nhận định, hiện tại chưa có dự báo chính xác về sự khởi sắc đơn hàng đồ gỗ và nội thất nhưng dư địa của thị trường còn rất lớn. Quy mô thị trường đồ gỗ, nội thất thế giới lên tới 200 tỷ USD. Trong khi đó, Việt Nam dù nằm trong Top 5 quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới nhưng cũng mới chỉ xuất khẩu trên 16 tỷ USD/năm. Thêm vào đó, thời gian qua, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản.... Còn các thị trường tiềm năng khác vẫn đang bỏ ngỏ.
Thực tế, trong thời gian dịch COVID-19, chuỗi cung ứng ngành gỗ, nội thất đã có sự dịch chuyển rõ nét khi nhiều khách mua hàng Trung Quốc đã chuyển sang Việt Nam. Điển hình đã có những khách hàng từ Israel và Hy Lạp đến đặt hàng Việt Nam. Đây là những đơn hàng chưa có trong lịch sử.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Khanh cho biết, thời gian qua dù mặt bằng chung về nhu cầu nội thất giảm, song Công ty AA vẫn duy trì được đơn hàng do chuyên sản xuất sản phẩm cho các công trình khách sạn 4 – 5 sao. Đây là phân khúc sản phẩm cao cấp, số lượng đơn hàng ít nhưng có giá trị cao.
Theo ông Khanh, thị trường cao cấp không mới nhưng đòi hỏi chất lượng, tính thẩm mỹ cao, điều kiện giao hàng cũng khắt khe hơn các đơn hàng gia công. Tuy nhiên, những yêu cầu đó lại phù hợp với lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam khi có đội ngũ lao động lành nghề.
Bà Dương Minh Tuệ, Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần gỗ Minh Dương chia sẻ, thời gian tới, các thị trường xuất khẩu truyền thống giảm sút đơn hàng thì đồng thời cũng xuất hiện những khách hàng mới rất tiềm năng từ khu vực Trung Đông. Trước đây, do đặc thù về văn hoá, tôn giáo thị trường Trung Đông chỉ sử dụng sản phẩm theo phong cách cổ điển, thể hiện rõ nét tôn giáo. Hiện nay, với sự hoà nhập của thế hệ trẻ ở các quốc gia này, các sản phẩm phong cách hiện đại, ứng dụng ngày càng được ưa chuộng.
“Trong khi các thị trường giảm cầu do kinh tế sa sút thì kinh tế khu vực Trung Đông vẫn giữ được sự ổn định, người dân có khả năng chi trả cao. Người tiêu dùng trẻ ở đây luôn tìm kiếm thiết kế mới, có tính sáng tạo, sử dụng nguyên vật liệu có giá trị cao. Nếu đáp ứng được các yêu cầu trên, khả năng mở rộng thị phần đồ gỗ, nội thất của Việt nam ở thị trường này là rất lớn.”, bà Dương Minh Tuệ cho biết thêm.
Ông Trần Lam Sơn, Phó tổng giám đốc Công ty nội thất Thiên Minh cho biết, điểm khả quan là gần đây các nhà mua hàng quốc tế có xu hướng ưu tiên lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong các tour mua hàng, sau đó mới đến các thị trường khác trong khu vực châu Á. Thêm vào đó, ngày càng có nhiều nhà mua hàng quốc tế đến tham quan nhà máy và đặt hàng trực tiếp với doanh nghiệp Việt Nam mà không mua hàng thông qua các công ty trung gian ở Hồng Kông hay Singapore như trước đây. Điều này cho thấy sản phẩm đồ gỗ, nội thất của Việt Nam ngày càng được khách hàng đánh giá cao hơn.
Cải thiện năng lực toàn diện
Việc xoay sở, nhận các đơn hàng gia công chỉ là giải pháp tình thế, các doanh nghiệp đều xác định để đi đường dài, phải đầu tư vào công nghệ, máy móc và nghiên cứu phát triển tạo ra sản phẩm chất lượng cao, có hàm lượng giá trị gia tăng nhiều hơn. Bà Đỗ Thị Kim Loan, Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại và sản xuất Sao Nam cho biết. trong thời gian đơn hàng xuất khẩu giảm sút, nhiều doanh nghiệp chú trọng đến việc tái cấu trúc lại nhà máy, đầu tư thiết bị, máy móc hiện đại hơn để cho ra sản phẩm chất lượng cao hơn. Dù gặp khó khăn về nguồn tiền nhưng Sao Nam đang đầu tư thêm từ 30% – 35% vốn để trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại hơn nhằm cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao độ chính xác cũng như tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Ông Đặng Ráng, Giám đốc kinh doanh Công ty ASAHI furniture chia sẻ, trước đây công ty chủ yếu phân phối sản phẩm thiết kế từ nước ngoài và nhận gia công các đơn hàng cho thị trường Mỹ. Tuy nhiên, sau một thời gian, nhận thấy khả năng thiết kế của người Việt được khách hàng nước ngoài đánh giá rất cao, công ty đã hợp tác với các nhà thiết kế trong nước để tạo ra các sản phẩm sáng tạo “Made in Việt Nam” để phân phối cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Theo ông Đặng Ráng, để nâng cao giá trị và vị thế ngành gỗ, nội thất Việt Nam, cần đầu tư chất xám nhiều hơn thay vì làm gia công theo các mẫu có sẵn của nước ngoài. Việc xuất khẩu sản phẩm thiết kế sẽ đưa giá trị sản phẩm đồ gỗ, nội thất tăng thêm gấp nhiều lần. Khi đó, doanh nghiệp không cần chạy theo số lượng đơn hàng mà chỉ tập trung vào giá trị của đơn hàng.
Bên cạnh, việc đầu tư phát triển sản phẩm, các doanh nghiệp ngành gỗ đang ngày càng liên kết chặt chẽ hơn trong việc thực hiện chiến lược quảng bá sản phẩm, thương hiệu cho ngành gỗ Việt Nam. Hội chợ xuất khẩu đồ gỗ và nội thất (Hawa Expo 2023) được tổ chức cuối tháng 2 vừa qua là hội chợ chuyên ngành đầu tiên do liên minh 5 hiệp hội lớn nhất cả nước (Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh, Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương, Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định) đồng tổ chức, đánh dấu sự chuyển mình trong công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường của các doanh nghiệp ngành gỗ.
Chuỗi sự kiện được đầu tư quảng bá rộng rãi thông qua mạng lưới thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cũng như các kênh truyền thông đa phương tiện trong nước đến quốc tế. Đại diện Ban tổ chức HawaExpo 2023 cho biết, hội chợ đã thu hút gần 2.700 khách quốc tế, đến từ 101 quốc gia tham quan, tìm kiếm sản phẩm cho mùa mua hàng năm 2023. Ngoài các khách hàng truyền thống từ EU, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đã trở lại, hội chợ cũng thu hút đông đảo khách hàng ở các thị trường tiềm năng mới như Ấn Độ, Australia, Singapore, Thái Lan…
Đại diện một doanh nghiệp tham gia hội chợ cho biết, chỉ sau 1 tuần kết thúc hội chợ, doanh nghiệp đã nhận được 70 lượt tương tác của khách hàng. Đây là con số ấn tượng trong bối cảnh hiện nay. Để có được sự tương tác đó, ngoài việc gặp gỡ các khách tham quan tại gian hàng trực tiếp còn phải kể đến hiệu quả của nền tảng triển lãm trực tuyến HOPE giúp kết nối khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
Các chuyên gia nhận định, mặc dù khó khăn đang tiếp diễn nhưng khả năng phục hồi của thị trường đồ gỗ đã đến gần hơn. Theo đó, trên cơ sở theo dõi lượng hàng tồn kho đã bán hết, khách mua hàng quốc tế đã bắt đầu đến Việt Nam ngày càng nhiều để tìm kiếm sản phẩm cho các đơn hàng mới. Thêm vào đó, giá cước vận chuyển đường biển đã giảm sâu cũng giúp các nhà mua hàng giảm đáng kể áp lực về chi phí và mạnh dạn hơn trong kế hoạch đặt hàng trở lại. Sự kiên trì, linh hoạt và đầu tư đúng hướng của các doanh nghiệp sẽ sớm đưa ngành xuất khẩu gỗ trở lại đà tăng trưởng.
Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh (Hawa), Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng Kiến trúc AA nhận định, hiện tại chưa có dự báo chính xác về sự khởi sắc đơn hàng đồ gỗ và nội thất nhưng dư địa của thị trường còn rất lớn. Quy mô thị trường đồ gỗ, nội thất thế giới lên tới 200 tỷ USD. Trong khi đó, Việt Nam dù nằm trong Top 5 quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới nhưng cũng mới chỉ xuất khẩu trên 16 tỷ USD/năm. Thêm vào đó, thời gian qua, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản.... Còn các thị trường tiềm năng khác vẫn đang bỏ ngỏ.
Thực tế, trong thời gian dịch COVID-19, chuỗi cung ứng ngành gỗ, nội thất đã có sự dịch chuyển rõ nét khi nhiều khách mua hàng Trung Quốc đã chuyển sang Việt Nam. Điển hình đã có những khách hàng từ Israel và Hy Lạp đến đặt hàng Việt Nam. Đây là những đơn hàng chưa có trong lịch sử.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Khanh cho biết, thời gian qua dù mặt bằng chung về nhu cầu nội thất giảm, song Công ty AA vẫn duy trì được đơn hàng do chuyên sản xuất sản phẩm cho các công trình khách sạn 4 – 5 sao. Đây là phân khúc sản phẩm cao cấp, số lượng đơn hàng ít nhưng có giá trị cao.
Theo ông Khanh, thị trường cao cấp không mới nhưng đòi hỏi chất lượng, tính thẩm mỹ cao, điều kiện giao hàng cũng khắt khe hơn các đơn hàng gia công. Tuy nhiên, những yêu cầu đó lại phù hợp với lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam khi có đội ngũ lao động lành nghề.
Bà Dương Minh Tuệ, Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần gỗ Minh Dương chia sẻ, thời gian tới, các thị trường xuất khẩu truyền thống giảm sút đơn hàng thì đồng thời cũng xuất hiện những khách hàng mới rất tiềm năng từ khu vực Trung Đông. Trước đây, do đặc thù về văn hoá, tôn giáo thị trường Trung Đông chỉ sử dụng sản phẩm theo phong cách cổ điển, thể hiện rõ nét tôn giáo. Hiện nay, với sự hoà nhập của thế hệ trẻ ở các quốc gia này, các sản phẩm phong cách hiện đại, ứng dụng ngày càng được ưa chuộng.
“Trong khi các thị trường giảm cầu do kinh tế sa sút thì kinh tế khu vực Trung Đông vẫn giữ được sự ổn định, người dân có khả năng chi trả cao. Người tiêu dùng trẻ ở đây luôn tìm kiếm thiết kế mới, có tính sáng tạo, sử dụng nguyên vật liệu có giá trị cao. Nếu đáp ứng được các yêu cầu trên, khả năng mở rộng thị phần đồ gỗ, nội thất của Việt nam ở thị trường này là rất lớn.”, bà Dương Minh Tuệ cho biết thêm.
Ông Trần Lam Sơn, Phó tổng giám đốc Công ty nội thất Thiên Minh cho biết, điểm khả quan là gần đây các nhà mua hàng quốc tế có xu hướng ưu tiên lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong các tour mua hàng, sau đó mới đến các thị trường khác trong khu vực châu Á. Thêm vào đó, ngày càng có nhiều nhà mua hàng quốc tế đến tham quan nhà máy và đặt hàng trực tiếp với doanh nghiệp Việt Nam mà không mua hàng thông qua các công ty trung gian ở Hồng Kông hay Singapore như trước đây. Điều này cho thấy sản phẩm đồ gỗ, nội thất của Việt Nam ngày càng được khách hàng đánh giá cao hơn.
Cải thiện năng lực toàn diện
Việc xoay sở, nhận các đơn hàng gia công chỉ là giải pháp tình thế, các doanh nghiệp đều xác định để đi đường dài, phải đầu tư vào công nghệ, máy móc và nghiên cứu phát triển tạo ra sản phẩm chất lượng cao, có hàm lượng giá trị gia tăng nhiều hơn. Bà Đỗ Thị Kim Loan, Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại và sản xuất Sao Nam cho biết. trong thời gian đơn hàng xuất khẩu giảm sút, nhiều doanh nghiệp chú trọng đến việc tái cấu trúc lại nhà máy, đầu tư thiết bị, máy móc hiện đại hơn để cho ra sản phẩm chất lượng cao hơn. Dù gặp khó khăn về nguồn tiền nhưng Sao Nam đang đầu tư thêm từ 30% – 35% vốn để trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại hơn nhằm cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao độ chính xác cũng như tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Ông Đặng Ráng, Giám đốc kinh doanh Công ty ASAHI furniture chia sẻ, trước đây công ty chủ yếu phân phối sản phẩm thiết kế từ nước ngoài và nhận gia công các đơn hàng cho thị trường Mỹ. Tuy nhiên, sau một thời gian, nhận thấy khả năng thiết kế của người Việt được khách hàng nước ngoài đánh giá rất cao, công ty đã hợp tác với các nhà thiết kế trong nước để tạo ra các sản phẩm sáng tạo “Made in Việt Nam” để phân phối cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Theo ông Đặng Ráng, để nâng cao giá trị và vị thế ngành gỗ, nội thất Việt Nam, cần đầu tư chất xám nhiều hơn thay vì làm gia công theo các mẫu có sẵn của nước ngoài. Việc xuất khẩu sản phẩm thiết kế sẽ đưa giá trị sản phẩm đồ gỗ, nội thất tăng thêm gấp nhiều lần. Khi đó, doanh nghiệp không cần chạy theo số lượng đơn hàng mà chỉ tập trung vào giá trị của đơn hàng.
Bên cạnh, việc đầu tư phát triển sản phẩm, các doanh nghiệp ngành gỗ đang ngày càng liên kết chặt chẽ hơn trong việc thực hiện chiến lược quảng bá sản phẩm, thương hiệu cho ngành gỗ Việt Nam. Hội chợ xuất khẩu đồ gỗ và nội thất (Hawa Expo 2023) được tổ chức cuối tháng 2 vừa qua là hội chợ chuyên ngành đầu tiên do liên minh 5 hiệp hội lớn nhất cả nước (Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh, Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương, Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định) đồng tổ chức, đánh dấu sự chuyển mình trong công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường của các doanh nghiệp ngành gỗ.
Chuỗi sự kiện được đầu tư quảng bá rộng rãi thông qua mạng lưới thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cũng như các kênh truyền thông đa phương tiện trong nước đến quốc tế. Đại diện Ban tổ chức HawaExpo 2023 cho biết, hội chợ đã thu hút gần 2.700 khách quốc tế, đến từ 101 quốc gia tham quan, tìm kiếm sản phẩm cho mùa mua hàng năm 2023. Ngoài các khách hàng truyền thống từ EU, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đã trở lại, hội chợ cũng thu hút đông đảo khách hàng ở các thị trường tiềm năng mới như Ấn Độ, Australia, Singapore, Thái Lan…
Đại diện một doanh nghiệp tham gia hội chợ cho biết, chỉ sau 1 tuần kết thúc hội chợ, doanh nghiệp đã nhận được 70 lượt tương tác của khách hàng. Đây là con số ấn tượng trong bối cảnh hiện nay. Để có được sự tương tác đó, ngoài việc gặp gỡ các khách tham quan tại gian hàng trực tiếp còn phải kể đến hiệu quả của nền tảng triển lãm trực tuyến HOPE giúp kết nối khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
Các chuyên gia nhận định, mặc dù khó khăn đang tiếp diễn nhưng khả năng phục hồi của thị trường đồ gỗ đã đến gần hơn. Theo đó, trên cơ sở theo dõi lượng hàng tồn kho đã bán hết, khách mua hàng quốc tế đã bắt đầu đến Việt Nam ngày càng nhiều để tìm kiếm sản phẩm cho các đơn hàng mới. Thêm vào đó, giá cước vận chuyển đường biển đã giảm sâu cũng giúp các nhà mua hàng giảm đáng kể áp lực về chi phí và mạnh dạn hơn trong kế hoạch đặt hàng trở lại. Sự kiên trì, linh hoạt và đầu tư đúng hướng của các doanh nghiệp sẽ sớm đưa ngành xuất khẩu gỗ trở lại đà tăng trưởng. /.