Ngành thực phẩm gặp khó bởi thiếu kho lạnh

16:13 | 26/05/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Dịch Covid-19 khiến nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nông thủy sản chậm lại, kéo nhu cầu kho lạnh hơn để bảo quản tăng cao.

Hiện tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp đã tác động sâu sắc đến vấn đề tiêu thụ các mặt hàng như rau củ và tôm cá, thủy hải sản các loại... Hàng tồn kho tăng cao khiến cho nhu cầu kho lạnh để phục vụ nhu cầu, bảo quản chế biến thực phẩm trở nên cấp thiết. 

Tuy nhiên, vấn đề hiện ra trước mắt là lượng kho lạnh trong mùa dịch còn chưa đủ để giải quyết những nhu cầu trên. Đây chính là khúc mắc lớn dẫn đến hạn chế thúc đẩy và tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm xuất khẩu. 

Được biết, hiện tình trạng thiếu kho lạnh đang gây áp lực bảo quản thực phẩm rất lớn. Theo ông Lê Quốc Doanh Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những tháng đầu quý 2/2021, dịch Covid bùng phát đã khiến lượng tiêu thụ một số mặt hàng nông sản xuất khẩu giảm mạnh. Một khi đơn hàng đã giảm thì chi phí lưu kho chắc chắn sẽ tăng cao, gây áp lực rất lớn cho ngành thực phẩm. 

Thủy sản - là mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đứng thứ ba trên thế giới cũng phụ thuộc nhiều nhất vào kho lạnh. Đây là ngành chiếm nhiều diện tích kho lạnh nhất Việt Nam.

Theo bà bà Trang Bùi, Giám đốc Cấp cao Thị trường Việt Nam của JLL thì ngành này cũng không thoát khỏi vòng xoáy bị hủy đơn mùa dịch khiến áp lực trong khâu bảo quản ngày càng nặng nề. Hiện tại, các kho lạnh cho mặt hàng này này thường rơi vào tình trạng cung không đủ cầu, thường xuyên phải hoạt động hết công suất.

Ngành thực phẩm gặp khó bởi thiếu kho lạnh - ảnh 1

Kho lạnh khan hiếm dẫn đến chi phí bảo thực phẩm bị đội lên cao

Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng rơi vào tình thế khó khăn bởi vấn đề bảo quản. Trả lời Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T cho hay nhiều đơn vị chưa xuất được hàng mà giờ phải phải chịu chi phí lưu kho lạnh tăng từ 20-25% so với đầu năm ngoái, với khoảng 1,2-2 triệu đồng/tấn/ngày.

Cả nước hiện con số kho lạnh khá hạn chế, 48 kho làm với mục đích bảo quản nông thủy sản có công suất khoảng 700.000 palet và hàng nghìn kho lạnh với tổng công suất bảo quản ước đạt 2 triệu tấn sản phẩm, để phục vụ xuất khẩu một số thị trường nhất định. Số lượng trên chắc chắn chưa đáp ứng được nhu cầu bảo quản nông sản, thủy sản và phục vụ nhu cầu bảo quản tươi và chế biến xuất khẩu.

Lý do bởi sự khan hiếm kho lạnh gần đây thì theo bà Trang Bùi là bởi chi phí đầu tư thường cao gấp 2-3 lần so với nhà kho thông thường cùng thời gian xây dựng lâu hơn. Thời gian thuê thường theo hợp đồng dài hạn cho nên nguồn cung đã ít giờ lại càng hiếm hơn.  

Kho lạnh là điều kiện tiên quyết, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu, lưu trữ hàng hóa của nhiều đơn vị kinh doanh thực phẩm. Đây là nơi sẽ chứa hết những nguyên liệu tươi mua từ nông dân, và để doanh nghiệp dự trữ khối lượng hàng lớn, kịp thời đáp ứng các hợp đồng xuất khẩu khi nhu cầu thị trường trở lại sau dịch. 

Khắc phục tình trạng này, các chuyên gia VASEP đã khuyến nghị Nhà nước hỗ trợ những gói ưu đãi vay giảm lãi suất đối với các doanh nghiệp tham gia xây dựng kho lạnh có sức chứa tối thiểu 5.000 pallet (khoảng 5.000 tấn). Bên cạnh đó, nên hỗ trợ giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho thời gian 24 tháng đầu kể từ khi kho lạnh đi vào vận hành. 

Ngoài ra, kho lạnh cũng cũng có tiềm năng rất lớn trong việc đầu tư bất động sản bởi trong nước chưa có doanh nghiệp nào cung cấp được chuỗi dịch vụ cung ứng đầy đủ.

Tuy vậy, theo các chuyên gia từ JLL việc đầu tư vào phân khúc này cũng cần phải có sự nghiên cứu kỹ bởi mỗi mặt hàng đều có đặc thù và yêu cầu riêng. Ví dụ, kho lạnh cho thủy sản sẽ có thể khai thác hiệu quả nhất nếu đặt trong khoảng cách 50 km thuộc các cảng, còn các loại hàng nông sản như rau quả nên có vị trí nằm gần các khu đô thị. 

H.S

Xem thêm: Ảnh hưởng dịch Covid - 19, 39 tàu bay phải thực hiện bảo quản dừng bay trong quý I/2021

ĐỌC NHIỀU