Ông Johnathan Hạnh Nguyễn: Nhờ EVFTA, người Việt sẽ không phải bay sang nước ngoài mua sắm hàng hiệu

17:51 | 06/10/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Theo ông Jonathan Hạnh Nguyễn, Hiệp định thương mại tự do EVFTA sẽ giúp người tiêu dùng mua được hàng hiệu giá hợp lý hơn.
Sáng 6/10, chia sẻ bên lề tọa đàm “Cục Hải quan TP. HCM và doanh nghiệp đồng hành thực hiện EVFTA”, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, chủ tịch Công ty Liên Thái Bình Dương-Imexpan Pacific (IPP), công ty kinh doanh hàng hiệu, hàng miễn thuế... cho biết, ngay khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, nhiều người nói ông Hạnh sẽ thắng lớn vì thuế quan hàng hóa từ châu Âu vào Việt Nam sẽ giảm mạnh.

Tuy nhiên, theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn, tất cả đều thắng lớn trong hiệp định này. Trước đây, cứ nhập 100 triệu USD hàng thời trang xa xỉ về Việt Nam nếu bán được 50 triệu USD thì phần còn lại công ty ông phải tìm cách xuất ngược vì thuế suất cao quá, nếu xuất ra được hoàn thuế lại, hoàn thuế VAT, hoàn thuế nhập khẩu.
 
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn: Nhờ EVFTA, người Việt sẽ không phải bay sang nước ngoài mua sắm hàng hiệu - ảnh 1
Theo các chuyên gia, ngay sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU - Ảnh: Tuổi trẻ

Ông cho biết hàng thời trang châu Âu vào Việt Nam phải chịu thuế ít nhất 30% chưa kể 10% VAT. Trong khi những nước trong khu vực như Singapore, Hong Kong hay ngay tại Pháp... là 0%. Điều này khiến cho du khách, cả người Việt đều bay sang các nước này để mua sắm.

Tuy nhiên, EVFTA là cơ hội dành cho người tiêu dùng. "Trong 3 -5 năm nữa, Việt Nam sẽ có những khu mua sắm phi thuế quan - Factory Outlet. Những khu mua sắm này cực kì quan trọng bởi đấy là sức hút của ngành du lịch Việt Nam, có thể đón cả trăm triệu lượt khách mỗi năm", ông chia sẻ.
 
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn: Nhờ EVFTA, người Việt sẽ không phải bay sang nước ngoài mua sắm hàng hiệu - ảnh 2
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch công ty Liên Thái Bình Dương-Imexpan Pacific (IPP). Ảnh: Kinh tế & Tiêu dùng

"Ông vua hàng hiệu" cho rằng với những khu phi thuế quan này, người Việt sẽ không phải bay sang nước khác để mua sắm nữa và khách nước ngoài cũng sẽ đến Việt Nam nhiều hơn để mua hàng phi thuế quan.

"Mục tiêu của chúng tôi sẽ có ba khu phi thuế quan gồm khu phi thuế quan Phú Quốc, Kiên Giang, khu phi thuế quan Bắc Vân Phong, Khánh Hòa và khu phi thuế quan Đà Nẵng", ông nói thêm.

Cùng với đó, nhờ EVFTA hàng châu Âu vào Việt Nam nhiều hơn cũng sẽ giúp tăng khả năng cân bằng thương mại giữa hai Việt Nam.

Theo ông Đinh Ngọc Thắng, cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM, EVFTA là hiệp định rất có ý nghĩa với cộng đồng doanh nghiệp lẫn ngành hải quan, bởi muốn tận dụng hiệp định thành công thì cả doanh nghiệp và cả cán bộ hải quan cũng phải hiểu đúng.

Cũng tại buổi tọa đàm, ông Lê Thanh Liêm, phó chủ tịch UBND TP.HCM, khẳng định EVFTA là hiệp định toàn diện, mở ra cánh cửa rộng lớn hơn cho doanh nghiệp TP.HCM, tiếp cận thị trường 500 triệu dân. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVD-19, tính bền vững của các chuỗi giá trị toàn cầu đang bị thách thức, vai trò của EVFTA không chỉ mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển mà còn trở thành động lực mới giúp cả hai bên cùng vượt qua khó khăn trước những biến động của nền kinh tế toàn cầu.

Chia sẻ về kinh nghiệm hợp tác, kinh doanh tại thị trường châu Âu, ông Hạnh cho rằng quan trọng phải giữ uy tín, ổn định giá cả, cam kết chất lượng và thể hiện có trách nhiệm xã hội.

Theo ông, để tận dụng EVFTA, doanh nghiệp Việt Nam cần đổi mới tư tưởng, không thể làm với cách làm hôm nay chất lượng này, ngày mai chất lượng khác, doanh nghiệp châu Âu không bao giờ chấp nhận, chỉ một lần cũng đủ ám ảnh với họ.

Thứ hai là cần ổn định về giá cả, vì đi đường trường, nếu doanh nghiệp phá giá hoặc chênh lệch cung cầu mà tăng giá sẽ ảnh hưởng đến uy tín không chỉ riêng doanh nghiệp mà cả cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
 
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn: Nhờ EVFTA, người Việt sẽ không phải bay sang nước ngoài mua sắm hàng hiệu - ảnh 3
"Ông vua hàng hiệu" cho rằng với những khu phi thuế quan này, người Việt sẽ không phải bay sang nước khác để mua sắm nữa. Ảnh: Nhịp cầu đầu tư

Hàng châu Âu vào Việt Nam nhiều hơn cũng sẽ giúp tăng khả năng cân bằng thương mại giữa hai Việt Nam và châu Âu. Nói về kinh nghiệm ăn ở thị trường châu Âu, "ông vua hàng hiệu" cho rằng quan trọng phải giữ uy tín, ổn định giá cả, cam kết chất lượng và thể hiện có trách nhiệm xã hội.

Hiệp định này thúc đẩy các cơ quan ban ngành cũng phải thay đổi phương thức quản lý, theo hướng hiện đại và văn minh. Các doanh nghiệp cũng phải chủ động nghiên cứu và có ý kiến, tự tạo kỷ luật, tự tuân thủ pháp luật vì hiệp định này khá cởi mở.

Chia sẻ về công tác hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng EVFTA của ngành hải quan, phó tổng cục trưởng Tổng Cục Hải quan Mai Xuân Thành cho biết để hiệp định EVFTA thực sự đi vào cuộc sống, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111 về biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA.

Ngoài ra, đầu tháng 9, Tổng cục Hải quan cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do EVFTA, theo đó cơ quan Hải quan đặc biệt nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó cam kết về hải quan và thuận lợi hóa thương mại, triển khai các cam kết của Nghị định thư 2 về hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan và các nội dung liên quan tới hải quan trong hiệp định.
 
Hải Yến
 

ĐỌC NHIỀU