Quỹ AFC VF thoái gần sạch vốn khỏi May Việt Tiến

Xuân Nghĩa 09:53 | 11/07/2024 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Quỹ AFC VF đã bán 2,5 triệu cp VGG với giá trung bình 40.000 đồng/cp.

Tại Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến (Mã: VGG), AFC VF Limited báo cáo đã bán 2,45 triệu cp vào ngày 8/7. Theo đó, quỹ này hạ sở hữu từ 2,48 triệu cp (5,62% vốn) xuống chỉ còn hơn 27.000 cp (0,06% vốn), không còn là cổ đông lớn.

Phiên 8/7 ghi nhận khối lượng thỏa thuận đúng bằng 2,45 triệu cp, với giá trị 98 tỷ đồng. Theo đó, giá trung bình đạt 40.000 đồng mỗi cổ phiếu.

Bên mua là South Island Garment SDN BHD đến từ Malaysia. Cổ đông lớn này nâng sở hữu từ 4 triệu cp (9% vốn) lên thành 6,4 triệu cp (14,6% vốn).

Trên thị trường, cổ phiếu VGG kết thúc phiên 10/7 tại 38.500 đồng/cp, tăng 11% qua một quý với khối lượng giao dịch bình quân phiên gần 23.000 cp.

Về tình hình hoạt động, May Việt Tiến vừa thanh toán cổ tức tiền mặt năm 2023 vào ngày 28/6, với tỷ lệ 25% (2.500 đồng/cp). Đây cũng là tỷ lệ chia cổ tức năm 2022. Theo kế hoạch năm 2024, tỷ lệ chia cổ tức dự kiến giảm về mức 20%.

Trong quý I, May Việt Tiến ghi nhận doanh thu thuần gần 1.832 tỷ đồng, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn giảm nhanh hơn doanh thu giúp lãi gộp tăng 12% lên gần 192 tỷ đồng; biên lãi gộp cải thiện lên 10,5%, so với mức 9,3% cùng kỳ.

Doanh thu hoạt động tài chính tăng 91% lên hơn 27 tỷ đồng. Phần lãi trong công ty liên doanh liên kết đạt gần 10 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 4 tỷ đồng). Công ty báo lãi ròng gần gấp đôi cùng kỳ, đạt 35,5 tỷ đồng.

Năm 2024, công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu 8.360 tỷ đồng và lãi trước thuế 200 tỷ đồng, giảm lần lượt 3% và 5% so với thực hiện 2023 trên cơ sở dự báo những yếu tố thách thức chưa dừng lại. Kết quả quý I thực hiện 23% kế hoạch năm.

Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.

Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…

Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.