Sợi xuất khẩu của Việt Nam có thể bị Thổ Nhĩ Kỳ điều tra bán phá giá

06:30 | 24/05/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Hàn Quốc và Việt Nam là hai quốc gia bị đâm đơn kiện chống bán phá đối với sản phẩm sợi kéo dãn toàn phần có nguồn gốc xuất xứ hoặc nhập khẩu.

Trong thời gian gần đây, Việt Nam thường vướng vào nhiều vụ việc liên quan đến chống bán phá giá. Hôm 19/5, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã khởi xướng điều tra chống bán giá với sản phẩm pin mặt trời hay phía Mỹ đã bắt tay điều tra chống bán phá giá mật ong nhập từ Việt Nam. Mới đây nhất, một đơn kiện từ Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc các doanh nghiệp phía Việt Nam bán phá giá mặt hàng sợi. 

Cụ thể, theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thì phía Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận đơn kiện chống bán phá giá đối với các sản phẩm là sợi kéo dãn toàn phần có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ hai nước Việt Nam và Hàn Quốc. 

Được biết, sản phẩm sẽ bị nhắm đến lần này sợi kéo dãn toàn phần (polyester flat yarn) có mã HS 5402.47.

Quy trình điều tra chống bán phá giá của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ như sau: Tiếp nhận đơn kiện rồi tiến hành xem xét có tiến hành khởi xướng điều tra hay không. Nếu có, phía Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có thông báo trên Công báo. Đồng thời, sẽ gửi bán tóm tắt và bản câu hỏi điều tra tới các nước và nhà xuất khẩu liên quan tới vụ việc. 

Do vậy, Cục Phòng vệ thương mại đề nghị Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam và các doanh nghiệp có các hoạt động liên quan kịp thời liên lạc, phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại. Điều này giúp chủ động nắm bắt thông tin và nếu bị khởi xướng điều tra có thể chuẩn bị kịp những phương án ứng phó kịp thời.

Sợi xuất khẩu của Việt Nam có thể bị Thổ Nhĩ Kỳ điều tra bán phá giá - ảnh 1

Hình ảnh quy trình sản xuất sợi polyester flat yarn

Theo số liệu của Trung tâm thương mại quốc tế ITC cùng thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ thì trị giá xuất khẩu mặt hàng sợi nêu trên từ Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỹ đang có xu hướng gia tăng rất nhanh theo từng năm. 

Cụ thể, năm 2018 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sợi từ Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt  1,69 triệu USD, năm 2019 tăng hơn 4 lần, đạt mức 4,65 triệu USD. Đến năm 2020 kim ngạch đã vào mức 11 triệu USD. Đây có thể là lý do khiến mặt hàng bị doanh nghiệp cùng ngành hàng phía Thổ Nhĩ Kỳ đâm đơn kiện chống bán phá giá.

Hiệp hội Bông sợi Việt Nam cho rằng, phía Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số mặt hàng sợi đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất khẩu sợi của Việt Nam.

Trước đây, số mặt hàng sợi mà Việt Nam xuất sang Thổ Nhĩ Kỳ đã chiếm 30% tỷ trọng sợi xuất khẩu. Tuy nhiên, thị trường này áp thuế chống quá phá giá cao đã khiến lượng mặt hàng xuất khẩu này sang nước bạn bị sụt giảm nghiêm trọng. 

Năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã khởi xướng điều tra tự vệ toàn cầu đối với mặt hàng sợi polyester. Nước này nhận định rằng bởi sự gia tăng tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận, hiệu suất sử dụng công suất suy giảm và tồn kho gia tăng.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan thì trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hai chiều Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm lần lượt 14% đạt 980,65 triệu USD và 21.6% đạt 276,18 triệu USD.

Các mặt hàng điện thoại và linh kiện, máy vi tính cùng xơ, sợi dệt các loại (có mặt hàng trong diện nguy cơ bị điều tra) chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất ở mức 30.8%, 17.7% và 8.1%

H.S

Xem thêm: Australia gia hạn thời gian điều tra chống bán phá giá với ống thép Việt Nam


ĐỌC NHIỀU