Sớm muộn ai cũng cần biết: Cẩm nang sinh tồn khi nhảy việc

19:43 | 23/06/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Bí kíp để quá trình nhảy việc thuận lợi đó là đối xử giống như cách bạn hẹn hò, khi mà bạn hiểu về mình bao nhiêu, hứng thú với đối phương nhường nào thì câu chuyện sẽ càng suôn sẻ.

Mỗi ngày, chúng ta nỗ lực làm việc vì công việc không chỉ mang tới cho ta sự thừa nhận, danh hiệu mà cả hạnh phúc. Chính vì thế, khi mà đến thời điểm mà bạn cảm thấy mệt mỏi mỗi sáng thức dậy đi làm, không còn thấy hứng thú với những gì mình đang làm trong một thời gian dài, nhận thấy công việc hiện tại không còn mang lại niềm hứng khởi, thì đó có lẽ là lúc bạn cần nghĩ đến chuyện “nhảy việc”.

Nhảy việc cũng là một nghệ thuật sống, cần có những bí kíp cẩm nang quan trọng được đúc kết từ kinh nghiệm của mọi người sau đây.

Cầm có kế hoạch cho sự liều lĩnh

Việc lập kế hoạch không chỉ ảnh hưởng tích cực lên tinh thần chúng ta mà còn giúp cải thiện hiệu suất, theo các nghiên cứu đã chỉ ra. Đây cũng chính là bí quyết then chốt để bạn nhảy-việc-có-kế-hoạch.

Sớm muộn ai cũng cần biết: Cẩm nang sinh tồn khi nhảy việc - ảnh 1

Sớm muộn ai cũng cần biết: Cẩm nang sinh tồn khi nhảy việc

 

Trong kế hoạch, bạn phải đảm bảo mình đã cân nhắc được các khía cạnh cần thiết sau đây:

Mức lương: đây là một dấu hiệu thăng tiến tốt nếu công ty mới trả bạn số tiền cao hơn từ 15% so với công việc cũ.

Môi trường làm việc: để đổi lại môi trường thoải mái và văn hoá công ty phù hợp, một số người sẵn sàng nhận mức lương thấp hơn vì nếu văn hoá công sở quá “độc hại" thì nhân viên có xu hướng trở nên tiêu cực, chán nản,,,

Kỹ năng bản thân mà bạn muốn phát triển: bạn được toàn quyền lựa chọn phát triển theo hướng đi mới hoặc cũ như viết lách, tài chính, công nghệ…

Nhu cầu của đơn vị tuyển dụng: Theo nghiên cứu của Adecco, sau tác động của Covid-19, các vị trí có liên quan tới công nghệ và kỹ thuật đang được mở rộng cơ hội tại thị trường tuyển dụng tại Việt Nam, ví dụ như Kỹ sư dữ liệu, kỹ sư vận hành hệ thống dữ liệu cơ sở, CTO… Ngoài ra, chuyên gia về lĩnh vực digital marketing, sales, vận tải, giải pháp sáng tạo, e-commerce cũng ở top đầu trong danh mục tuyển dụng.

Trước khi ra đi phải có "người thừa kế"

Bạn nghĩ gì về một đồng nghiệp tự dưng xin nghỉ việc đột xuất và toàn bộ deadlines dang dở bị đổ lên đầu mình? Đó là một thảm họa.

Chính vì thế, cách chuẩn bị cho quá trình bàn giao công việc vô cùng quan trọng, thay đổi đánh giá của sếp cũ, đồng nghiệp cũ về bạn. Nếu sếp mới của bạn vô tình quen biết sếp cũ, hoặc đơn giản công ty sẽ kiểm tra trực tiếp thông qua “reference” thì chắc chắn phản hồi về một nhân viên không có trách nhiệm sẽ khiến ai cũng phải chùn bước khi có ý muốn tuyển dụng bạn.

Sớm muộn ai cũng cần biết: Cẩm nang sinh tồn khi nhảy việc - ảnh 2

Ngay cả khi công ty cũ đã đối xử “bất công” với bạn thế nào, bạn bỏ đi vì lý do chính đáng đến đâu chăng nữa, thì bạn cũng cần hành xử một cách trách nhiệm và đáng tin cậy. Thông báo trước với công ty trước khi rời đi ít nhất 1 tháng và dành thời gian để hướng dẫn cho người mới, chuyển giao khối lượng công việc một cách rõ ràng.

Đối xử với cuộc phỏng vấn như “crush”

Cuộc nói chuyện sẽ càng suôn sẻ hơn nếu bạn càng hiểu được “người ấy”, mà ở đây chính là cuộc phỏng vấn. Hãy coi đó như “đối tượng” để thể hiện bản thân. Đừng quên quy tắc vàng trong giao tiếp sau đây:

55% đến từ phong thái, ngôn ngữ cơ thể; 38% đến từ tông giọng của bạn; 7% đến từ nội dung cuộc nói chuyện.

Do đó, khi đối mặt với nhà tuyển dụng, hãy giữ tâm trạng thoải mái, sẵn sàng lan toả nguồn năng lượng tươi mới ngay từ khoảnh khắc bạn bước vào căn phòng.

Sẵn sàng thể hiện về sự gắn bó

Luôn chuẩn bị cho mình những câu hỏi như là công việc mơ ước của bạn là gì, mô tả về công việc cũ và sếp cũ của bạn, điều gì khiến bạn là ứng viên thích hợp nhất cho vị trí này, vì sao bạn lựa chọn công ty của chúng tôi…

Không chỉ bạn tìm kiếm công ty phù hợp mà bản thân công ty cũng muốn biết bạn có phù hợp hay không. Cho nên, hãy chuẩn bị theo 3 bước:

Tìm hiểu những vấn đề, giá trị, tầm nhìn và mà công ty mình ứng tuyển để xem bản thân có đang sở hữu kỹ năng tương đồng hay không?

Hãy nói về những gì chưa được thoả mãn và điều bạn yêu ở công việc cũ (ngoại trừ chuyện tiền bạc) để xem công ty có sở hữu gì tương đồng hay không?

Kết nối 2 câu trả lời lại để phát hiện tiềm năng gắn bó với họ từ những giá trị cơ bản và cốt lõi nhất.

Sớm muộn ai cũng cần biết: Cẩm nang sinh tồn khi nhảy việc - ảnh 3

Nhảy việc cần có sự chuẩn bị kỹ càng

Luôn có sự chuẩn bị để đàm phán lương

Để nhắc tới tiền bạc, đây là lúc thích hợp nhất và có lẽ là duy nhất của bạn. Hãy tham khảo thông tin về thu nhập cho các vị trí và ngành nghề trong năm 2021 ở Việt Nam.

Ban có thể tham khảo cách trả lời như sau "Hơn cả chuyện tiền lương, được nhận vào công việc này là điều khiến tôi hứng thú nhất. Tuy vậy, dựa trên X năm kinh nghiệm của bản thân, tôi mong mình sẽ được trả xứng đáng, cũng dựa trên sự xem xét về mức sống tại thành phố Y."

Một số tips bên lề cần nắm bắt

Người nhảy việc cần biết thêm một vài thông tin hữu ích để đảm bảo sự cân bằng và ổn định như là:

Bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp: Quyền lợi cơ bản mà người lao động luôn được có là lĩnh bảo hiểm thất nghiệp để trợ cấp cho những tháng ngày nghỉ việc, không có thu nhập.

Mức trợ cấp hàng tháng = Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp x 60%

Sở hữu khoản tiết kiệm phòng thân: Bạn nên bắt đầu tiết kiệm tiền càng sớm càng tốt với con số hợp lý ở giai đoạn đầu đời là 10% thu nhập hàng tháng.

Những khoản thu bị động khác: Đó có thể là các dự án cá nhân, làm freelance hoặc outsource cho các agency khác nhau, cũng có thể là thu nhập thụ động đến từ các khoản tiền ảo, chứng khoán…

Với những khoản tiền trợ cấp, tiết kiệm và khoản thu ngoài khác như trên, bạn có thể tự tin ra quyết định nhảy việc mà không cần lo lắng quá nhiều. Cho dù bạn chưa thể xin việc được ngay, hoặc là môi trường mới cũng không quá vừa ý với suy nghĩ của bạn, thì bạn vẫn có thể đưa ra quyết định rời đi mà không cần lo lắng về chi phí sinh hoạt tối thiểu, tránh áp lực chồng chéo.

Xem thêm: Xây dựng mối quan hệ chốn công sở: Hé lộ những tuyệt chiêu để trở thành người sếp tuyệt vời

Phương Thúy