Tại sao ba đời Hoàng Đế cuối cùng của nhà Thanh đều tuyệt tự?

17:34 | 27/05/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Hầu hết các Hoàng Đế đều có không ít phi tần và con cái, cho nên có thể nói rằng đa số vị vua thời phong kiến không lo lắng đến việc không có người kế vị, chỉ đau đầu trong vấn đề chọ người kế vị.

Tuy là một vương triều ngoại tộc vào thống trị Trung Nguyên, nhưng nhà Thanh cũng vẫn tuân theo tư tưởng truyền thống: “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (Trong ba điều bất hiếu, không có người nối dõi là lớn nhất). Thế nhưng vào cuối nhà Thanh giai cấp thống trị vương triều này lại trở thành nạn nhân của lời nguyền tuyệt tự khi cả 3 vị Hoàng Đế Trung Hoa cuối cùng đều không có người nối dõi.

Nhiều người đã đặt câu hỏi: “Liệu đó có phải là sự sơ suất của các sử gia trong việc ghi chép?” Thế nhưng, nghiên cứu các sử ký, truyện ký... đều không hề thấy ghi chuyện 3 vị hoàng đế này có con với ai. Do đó, 3 vị này “tuyệt tự” là một sự thực chắc chắn.

Đạo Quang Hoàng Đế- người mở "cánh cửa lời nguyền tuyệt tự"

Đạo Quang Hoàng đế (1782 – 1850) là vị Hoàng đế thứ 8 của triều đại nhà Thanh trong lịch sử Trung Hoa. Năm xưa ở vào thời điểm cân nhắc tới việc truyền ngôi, Đạo Quang lúc bấy giờ có tới 3 lựa chọn. Đó là Tứ Hoàng tử Dịch Trữ, Lục Hoàng tử Dịch Hân và Thất Hoàng tử Dịch Huyên.

Vốn dĩ, Lục Hoàng tử mới là lựa chọn tốt nhất cho vị trí kế thừa ngai vị, bởi mọi phương diện của người con trai này đều vượt xa những huynh đệ khác. Tuy nhiên bởi Đạo Quang lúc sinh thời vẫn luôn khăng khăng giữ quan điểm lập trưởng không lập thứ, vì vậy người con lớn nhất trong số đó là Tứ Hoàng tử đã được truyền ngôi và trở thành Hàm Phong đế sau này.

Tại sao ba đời Hoàng Đế cuối cùng của nhà Thanh đều tuyệt tự? - ảnh 1

Chân dung Đạo Quang Hoàng đế.

Thế nhưng dù vậy, Đạo Quang vẫn luôn cảm thấy nuối tiếc trước người con thứ 6. Sau đó ông đã hạ chỉ phong Lục Hoàng tử làm Thân vương. Đây được xem là một tiền lệ vô cùng hiếm có của lịch sử Mãn Thanh, cũng phần nào chứng minh sự coi trọng của Đạo Quang với người con toàn tài ấy.

Thế nhưng không ai có thể ngờ rằng, quyết định của Đạo Quang vào năm đó chính là nút thắt mở ra “lời nguyền” tuyệt hậu của ba vị Hoàng đế cuối cùng của Thanh triều sau này. Nguyên nhân là bởi sức khỏe của Tứ Hoàng tử (tức Hàm Phong đế) bẩm sinh đã không tốt, thậm chí chân còn có tật. Những khiếm khuyết này đối với hình tượng của một vị Thiên tử có thể bị xem là đả kích rất lớn.

Nhiều ý kiến cho rằng chính nguyên nhân về sức khỏe đã khiến Hàm Phong đế cả đời chỉ có được một người con trai. Đó cũng là người con do Từ Hi sinh hạ cho ông, tức Đồng Trị đế sau này. Năm xưa sau khi kế vị, Hàm Phong còn phải đối mặt với vấn đề thù trong giặc ngoài, việc triều chính có muôn vàn áp lực. Hết thảy những yếu tố nói trên đã khiến ông buông tay trần thế khi mới ở độ tuổi 30.

Tới thời Đồng Trị kế vị, mọi việc nhiếp chính trong triều ban đầu đều do Lưỡng cung Thái hậu là Từ An và Từ Hi cùng Nhiếp chính vương Dịch Hân tiếp quản. Năm xưa khi còn cùng Từ An nhiếp chính, Từ Hi vì có tham vọng mãnh liệt với quyền lực nên đã cố tình trì hoãn việc thành thân của Đồng Trị.

Tại sao ba đời Hoàng Đế cuối cùng của nhà Thanh đều tuyệt tự? - ảnh 2

Tranh chân dung Hàm Phong đế.

Vốn dĩ theo phong tục của thời bấy giờ, vị Hoàng đế này có thể thành thân từ tuổi 13. Tuy nhiên người xưa quan niệm rằng một khi nhà vua kết hôn là đã có thể xem như trưởng thành, có thể toàn quyền chấp chính.

Vì không muốn nhượng lại quyền lực cho con trai, Từ Hi đã luôn cố tình tìm cách trì hoãn việc chung thân đại sự của Hoàng đế. Kết quả là tới năm 17 tuổi, Đồng Trị mới có thể thành gia lập thất, thế nhưng hậu cung cũng chỉ có vẻn vẹn 2 vị là Hoàng hậu và Tuệ phi.

Từ Hi lúc bấy giờ vốn không ưa Hoàng hậu, thường xuyên cấm Đế - Hậu ở cùng nhau. Do cảm thấy bất mãn, chán nản, Đồng Trị thường cùng đám hoạn quan lẻn ra khỏi cung vào ban đêm để tìm đến các kỹ viện.

Tuy nhiên, nếu trở lại thời điểm sung sức nhất của vị Hoàng Đế này thì mới thấy Đồng Trị là một vị vua “hoang dâm vô độ”. Thích du hý, thích tìm của lạ chốn giang hồ nên ngay từ thời thanh niên trai trẻ, Đồng Trị đã luôn tìm tới lầu xanh - nơi có các ả kỹ nữ xinh đẹp gợi tình mời chào thống thiết. Và kết cục cho những lần ăn chơi trác táng đó là ông đã mắc bệnh giang mai. Trong lịch sử Trung Hoa, Đồng Trị là người phải nhận hậu quả thê thảm và nhục nhã nhất bởi chính vì căn bệnh này mà ông đã phải từ giã cõi đời khi mới ở tuổi 20.

Một kết quả không mong đợi đã xảy ra khi những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng với đám gái giang hồ đã khiến Đồng Trị bị mắc bệnh giang mai và cơ quan sinh dục lở loét. Sau khi Đồng Trị qua đời, để tránh điều tiếng thị phi cho triều đình, Từ Hy Thái Hậu đã tuyên bố rằng hoàng đế băng hà là do mắc bệnh đậu mùa. Trước đó do không động chạm thân xác nhiều với các phi tần, cung nữ nên khi Đồng Trị qua đời, vị hoàng đế này đã không để lại mụn con nào.

Sau khi Đồng Trị chết, Quang Tự được đưa lên ngôi. Quang Tự có một hoàng hậu, hai quý phi và xung quanh còn hàng ngàn những cung nữ xinh đẹp ở mọi lứa tuổi. Quang Tự kết hôn vào năm Quang Tự thứ 14, tức năm 1888, tới năm Quang Tự thứ 24 thì bị Từ Hy giam cầm ở Doanh Đài, thời gian trị vì kéo dài suốt 10 năm.

Tại sao ba đời Hoàng Đế cuối cùng của nhà Thanh đều tuyệt tự? - ảnh 3

Vua Quang tự và Hoàng Hậu

Mặc dù về chính trị, quyền lực hoàn toàn do Từ Hy nắm giữ, Quang Tự chỉ là một con rối bị giật dây, tuy nhiên, về cuộc sống hôn nhân thì Quang Tự thoải mái và tự do hơn Đồng Trị rất nhiều. Sử sách đều ghi chép, cuộc sống hôn nhân giữa Quang Tự và người ái thiếp rất được sủng ái là Trân Phi rất hạnh phúc. Tuy nhiên, Trân phi cũng không giúp Quang Tự sinh được đứa con nối dõi nào.

Năm 1898, sau chính biến Mậu Tuất, Quang Tự bị Từ Hy giam cầm ở Doanh Đài trong suốt 10 năm cho tới tận khi chết. Tuy nhiên, trong thời gian này hoàng hậu Hiệp-hách-na-la-thị cũng bị bắt phải đi theo để hầu hạ Quang Tự. Quang Tự sống ở Hàm Nguyên Điện còn hoàng hậu thì ở Ỷ Hương Điện ở ngay đối diện. Hoàng hậu Hiệp-hách-na-la-thị vào cung đã mấy chục năm nên về cơ bản Quang Tự không có bao nhiêu hứng thú với vị hoàng hậu này. Tuy nhiên, điều này không hề có nghĩa Quang Tự không bao giờ sủng hạnh hoàng hậu. Thêm nữa, thời gian ở với nhau ở Doanh Đài kéo dài suốt mười năm, khi đó, Quang Tự lại mới hơn 20 tuổi, khó có thể nói là hai người lại không có chuyện ân ái vợ chồng. Song điều bất hạnh, sau 10 năm bị giam ở Doanh Đài với cuộc sống thiếu ăn, thiếu mặc, năm 38 tuổi Quang Tự chết mà không có bất cứ đứa con nối dõi nào.

Trong thời gian Viện Nghiên cứu Trung y Trung Quốc tiến hành khảo sát một cách có hệ thống về bệnh án của Quang Tự để lý giải xác đáng về cái chết của vị hoàng đế bạc mệnh này, người ta đã phát hiện ra một loạt các y án do chính Quang Tự ngự bút hoặc tự thuật, nhất là thời gian nửa năm trước khi ông mất. Những thông tin từ y án cho thấy thể chất Quang Tự đã bị suy nhược từ nhỏ, lắm bệnh, lại mắc chứng di tinh lâu năm.

Tới thời kỳ tại vị của vị Hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi, Thanh triều trải qua giai đoạn thống trị của Từ Hi đã trở nên mục nát vô cùng. Bấy giờ, ngay tới Thiên tử cũng không được chăm sóc tử tế.

Tại sao ba đời Hoàng Đế cuối cùng của nhà Thanh đều tuyệt tự? - ảnh 4

Phổ Nghi có 5 người vợ nhưng cũng không có người nôis dõi

Còn Phổ Nghi - vị hoàng đế cuối cùng trong lịch sử hàng nghìn năm phong kiến Trung Hoa lại bị hành hạ bởi bệnh liệt dương. Tuy có đến 5 bà vợ nhưng vị hoàng đế này cũng không có con nối dõi.

Sử sách Trung Hoa còn ghi lại: “Lúc hoàng đế Phổ Nghi mới 10 tuổi, để tránh hầu hạ vua, các thái giám tối nào cũng đẩy cung nữ vào phục vụ ông, có đến ba cô một tối. Họ ‘quần’ ông đến mệt lử mới để cho ông ngủ". "Hôm sau thức dậy, tôi hoa mắt chóng mặt, nhìn mặt trời và mọi thứ đều ra một màu vàng ệch”. Phổ Nghi viết trong hồi ký của mình như vậy.

Cứ như vậy, 3 vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh đều không thoát khỏi lời nguyền "tuyệt hậu". Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến Thanh triều càng nhanh chóng bị đẩy đến bờ vực diệt vong.

Ngày nay, theo cách đánh giá của khoa học hiện đại, ngoài việc mắc các chứng bệnh khó nói ra, một nguyên nhân nữa khiến 3 vị vua cuối cùng triều Thanh không thể có con là do mắc phải chứng “Quá bổ hư tính” (Bổ quá phát bệnh). Ngay từ nhỏ những vị hoàng đế này đã bị hoàng gia bắt sử dụng đủ thứ tẩm bổ và được “ngự hạnh” các hậu, phi rất sớm. Chính việc tẩm bổ và phóng dục quá mức đã khiến họ trở thành những người mất khả năng truyền giống.

Xem thêm: Giải mã bí ẩn Tử Cấm Thành: Người duy nhất khiến Từ Hi thái hậu phải kiêng dè là ai?

Phong Trần