
Thế nào là Hiệp định thế hệ mới EVFTA?
(DNVN) - Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) được coi là một trong những Hiệp định thế hệ mới - hiệp định đầu tư thương mại toàn diện và tham vọng nhất mà EU từng ký kết với một quốc gia đang phát triển.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, tác động cộng hưởng của Hiệp định này là rất lớn, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế, đổi mới của các doanh nghiệp Việt Nam giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư của các nước, của Việt Nam ngày càng tăng trưởng tại các thị trường mà hai bên có FTA.
Tại "Lễ công bố Sách Trắng lần thứ 10 và triển vọng EVFTA" được tổ chức ở Hà Nội ngày 15/3, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết các công việc chuẩn bị cho ký kết EVFTA (dự kiến vào mùa hè năm nay) về cơ bản đã được hoàn tất, chỉ còn một vài vấn đề về kỹ thuật cần trao đổi thêm.
Khi EVFTA được ký kết, EU và Việt Nam sẽ xóa bỏ gần như toàn bộ thuế quan trọng thương mại hàng hóa giữa hai nền kinh tế, lên tới hơn 99% số dòng thuế. Với rất ít số dòng thuế còn lại, hai bên dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quan một phần. Đây có thể được coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các FTA đã được ký kết từ trước tới nay.
Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận một thị trường tiềm năng với dân số hơn 500 triệu người và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tới 15.000 tỷ USD (chiếm 22% tổng GDP toàn cầu).
Ngược lại, các nhà đầu tư, xuất khẩu từ EU cũng có nhiều cơ hội hơn để thâm nhập thị trường của một quốc gia thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực với dân số hơn 90 triệu người.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc thông qua EVFTA có thể giúp bổ sung khoảng 2,5% vào tăng trưởng GDP của Việt Nam vào năm 2020 và 4,6% vào 2025.
Thị trường cho hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là những mặt hàng có thế mạnh như dệt may, giày dép, nông thủy sản, đồ gỗ của Việt Nam và máy móc, thiết bị, ô tô xe máy, một số loại nông sản của EU sẽ được mở rộng.
Trong khuôn khổ EVFTA, nhiều sản phẩm của Việt Nam mang chỉ dẫn địa lý sẽ được công nhận và cam kết bảo hộ, giúp bảo vệ, đẩy mạnh sản xuất đồng thời nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng của Việt Nam như như chè Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột, cam Cao Phong, chuối Đại Hoàng và hạt dẻ Trùng Khánh. Bên cạnh đó còn có các sản phẩm cao cấp khác như gốm sứ, đá quý, kim loại và sản phẩm chức năng
Việt Nam có rất nhiều cơ hội để khẳng định vai trò là trung tâm sản xuất và xuất khẩu dược phẩm của ASEAN trong tương lai.
Có nhiều tiềm năng trở thành nhà sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản hàng đầu thế giới với các sản phẩm như hoa quả, ca cao, cà phê, hạt điều, sắn và vải thiều.
Được hưởng lợi rất nhiều từ việc nâng cấp hệ thống quản lý chất lượng và rủi ro, quy trình vệ sinh và an toàn cũng như truy xuất nguồn gốc.
Đồng thời, có tiềm năng xuất khẩu các nguồn năng lượng trong nước, bao gồm sinh khối, gió, mặt trời và khí tự nhiên ngoài khơi với lộ trình thích hợp để thu hút đầu tư và thiết lập nền tảng để xây dựng các ngành công nghệ cao như pin và pin mặt trời.
Ngành giao thông vận tải sẽ đóng vai trò then chốt cho các hoạt động xuất nhập khẩu cũng như trong quá trình trở thành trung tâm vận tải trong khu vực của Việt Nam.
Bên cạnh các lợi ích về mặt kinh tế, EVFTA còn mang lại các giá trị to lớn khác cho Việt Nam liên quan đến bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR).
Tuy nhiên, để có thể đạt được kỳ vọng, Việt Nam sẽ phải có những nỗ lực rất lớn trong việc giải quyết các vấn đề đặt ra trong khuôn khổ EVFTA, đặc biệt là các vấn đề về khung pháp lý và môi trường đầu tư, cụ thể là những điều chỉnh trong Bộ luật Lao động cho phù hợp với các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO); cải cách thủ tục hành chính; vấn đề sở hữu trí tuệ và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đối với từng doanh nghiệp, bên cạnh việc nâng cao khả năng cạnh tranh bằng giải pháp chủ động cải tiến năng suất, quy trình sản xuất, doanh nghiệp phải hết sức chú ý đến đó là thông tin thị trường. Doanh nghiệp thường nhìn nhận EU là một thị trường lớn, có cơ hội nhiều. Nhưng trên thực tế hàng hóa xuất khẩu của EU sang thị trường này vẫn tập trung ở các nước lớn như Đức, Pháp, Italy.
Để tiếp cận thị trường EU, doanh nghiệp vừa phải chú ý những quy tắc chung, vừa tìm hiểu kỹ thị hiếu, đặc điểm riêng liên quan đến người tiêu dùng từng nước.
Xây dựng chiến lược cụ thể cho thị trường cụ thể là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp xâm nhập thị trường EU hiệu quả và thành công.

Nhu cầu lắp lưới an toàn tại chung cư tăng vọt sau vụ bé gái bị rơi từ tầng 12
Tin cùng chuyên mục

Mỹ, Anh tuyên bố đình chỉ lệnh áp thuế quan 4 tháng trong tranh chấp trợ cấp máy bay

10 người thiệt mạng trong vụ rơi máy bay trực thăng quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ

ASEAN thông qua 13 ưu tiên về hợp tác kinh tế

Đô đốc Hải Quân Mỹ thúc giục chính quyền ông Biden tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan

Gần 90% người Mỹ xem Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh

Mỹ đưa hai bộ của Myanmar vào danh sách đen thương mại, chặn quân đội rút 1 tỷ USD
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Tập đoàn Nam Group bị xử phạt vì xây dựng Thanh Long Bay không phép
Cảnh báo - 15 giờ trướcMặc dù chưa có giấy phép xây dựng dự án Thanh Long Bay nhưng Tập đoàn Nam Group vẫn thi công buộc Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận phải xử phạt 17,5 triệu đồng. -
Thủ đoạn của cựu Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn Lê Tấn Hùng tham ô 13 tỷ đồng
An ninh-Trật tự - 15 giờ trướcCựu Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) Lê Tấn Hùng đã chỉ đạo cán bộ cấp dưới bàn bạc, thống nhất với hai công ty du lịch cùng thực hiện gian dối hợp thức hồ sơ dòng tiền nhằm tham ô 13 tỷ đồng. -
Vụ Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn - Sagri: Cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM gây thiệt hại hơn 348 tỷ
An ninh-Trật tự - 16 giờ trướcLiên quan đến vụ sai phạm tại Sagri, ông Trần Vĩnh Tuyến (cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM) bị cáo buộc phạm tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí số tiền hơn 348 tỷ đồng. -
13 địa phương được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 sớm nhất
Dân sinh - 16 giờ trướcTheo kế hoạch của Bộ Y tế, có 13 địa phương được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 sớm ngay trong đợt đầu tiên tháng 3 và tháng 4/2021 gồm: Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng,.. -
Vụ Công ty Mekolor kiện Barclays Long Island Limited ra tòa ICC: Nhà đầu tư Anh phản bác
Cảnh báo - 17 giờ trướcMới đây nhà đầu tư Barclays Long Island Limited (nước Anh) đã có thông tin phản hồi về việc bị Công ty Mekolor (Cần Thơ) kiện Tòa trọng tài thương mại quốc tế ICC, đòi bồi thường 20 tỷ EUR.
-
An Phát Holdings thành lập khu công nghiệp An Phát 1 gần 2.000 tỷ đồng tại Hải Dương
Chuyển động - 17 giờ trướcUBND tỉnh Hải Dương vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án khu công nghiệp An Phát 1 do Tập đoàn An Phát Holdings là chủ đầu tư. KCN có diện tích 180 ha, tổng vốn đầu tư 1.947 tỷ đồng. -
Các đại gia Thái Lan sở hữu những gì tại Việt Nam
Tin tức - 18 giờ trướcChi hàng chục tỷ USD vào thị trường Việt, các đại gia Thái Lan đang sở hữu hàng loạt doanh nghiệp đứng đầu trong các ngành sản xuất và bán lẻ thị trường trong nước như Big C, Sabeco, Nguyễn Kim. -
Thủ tướng “Đối thoại 2045”: Lắng nghe tiếng nói từ giới tinh hoa
Chính trị - 18 giờ trướcChiều 6/3, tại TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có cuộc gặp mặt các doanh nhân, trí thức tiêu biểu với chủ đề "Đối thoại 2045”. -
Hơn 57.000 tài khoản chứng khoán mở trong tháng trước Tết
Trên sàn - 19 giờ trướcTháng 2/2021 có 57.000 nhà đầu tư cá nhân trong nước mới tham gia thị trường, gấp ba lần cùng kỳ năm ngoái. -
Coteccons để trống ghế tổng giám đốc
Chuyển động - 19 giờ trướcCoteccons bổ nhiệm 4 phó tổng giám đốc sau khi quyền tổng giám đốc Võ Thanh Liêm rời công ty. Hiện công ty xây dựng này khuyết vị trí CEO.