Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh bao gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (nội dung thay đổi ngành nghề kinh doanh);
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh;
- Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty;
- Giấy giới thiệu/Giấy ủy quyền cho người trực tiếp thực hiện thủ tục.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và ra thông báo hồ sơ hợp lệ hoặc cần sửa đổi, bổ sung
Bước 4: Nộp hồ sơ bản cứng
Hồ sơ online sau khi được chấp thuận, doanh nghiệp sẽ phải bản cứng (hồ sơ giấy) đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Lưu ý:
Đối với các ngành nghề kinh doanh có quy định vốn pháp định, doanh nghiệp phải đăng ký vốn điều lệ lớn hơn hoặc bằng với vốn pháp định được quy định của ngành nghề tương ứng.
Đối với các lĩnh vực hoạt động cần phải xin giấy phép con, sau khi đăng ký bổ sung ngành nghề doanh nghiệp phải tiến hành xin giấy phép con tại cơ quan quản lý nhà nước tương ứng. Ví dụ: Giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải; Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế…
Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu phải có chứng chỉ, doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện về chứng chỉ tương ứng trong suốt quá trình hoạt động.
Doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
Quy định thời hạn, thời gian đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh
Theo quy định tại Điều 32, Chương II Luật Doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức thay đổi ngành nghề kinh doanh phải thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày (tính từ thời điểm có thay đổi). Nếu trong thời hạn này, cá nhân, tổ chức không gửi thông báo sẽ bị xử phạt hành chính theo nghị định 50/2016/NĐ-CP. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ bị xử lý vi phạm như sau:
- Quá thời hạn 01 – 30 ngày doanh nghiệp bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000;
- Quá thời hạn 31 – 90 ngày doanh nghiệp bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000;
- Quá thời hạn từ 91 ngày trở lên bị phạt từ 2.000.000 đến 5.000.000.
Trong khoảng thời gian 3 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét và thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh theo yêu cầu của doanh nghiệp. Nếu các hồ sơ mà doanh nghiệp chuẩn bị không đáp ứng yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo cần sửa đổi, bổ sung. Lúc này, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện theo yêu cầu của Phòng Đăng ký kinh doanh và gửi lại trong thời hạn 3 ngày làm việc.