Thương mại điện tử làm gì để phục vụ người tiêu dùng trong làn sóng COVID-19 thứ 2?
Do ảnh hưởng của các biện pháp giãn cách xã hội, người tiêu dùng có xu hướng mua hàng trực tuyến nhiều hơn, đồng thời thói quen và nhu cầu mua sắm cũng khác. Sự thay đổi này càng trở nên rõ nét ở những quốc gia đang bước vào làn sóng lây nhiễm lần 2, trong đó có Việt Nam.
Người tiêu dùng thêm “gia vị” cho thời gian giãn cách
Tâm lý bình tĩnh, bớt hoảng loạn giúp người tiêu dùng tỉnh táo hơn trong chi tiêu. Thay vì đổ xô sắm nhu yếu phẩm, giấy vệ sinh và các vật dụng tẩy rửa gia dụng như đỉnh điểm làn sóng lây nhiễm lần thứ nhất, người tiêu dùng có xu hướng mua hàng tiêu dùng thiết yếu, thậm chí sẵn lòng chi thêm cho các mặt hàng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống như dụng cụ thể thao tại nhà, sách, thiết bị điện tử hay đồ trang trí nội thất…
Thống kê của Statistics cho thấy nhu cầu hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) đã tăng vọt, với khoảng 10,9% ở Italy, 9% ở Pháp, 8,2% ở Anh và 9,5% ở Mỹ. Trong khi đó, nền tảng mua sắm trực tuyến Etsy lại ghi nhận mức doanh thu kỷ lục cho nhóm hàng đồ gia dụng và trang trí nội thất riêng trong quý II.
Tại Việt Nam, các mặt hàng giúp gia tăng trải nghiệm của người tiêu dùng trong thời gian ở nhà cũng tăng lên rõ rệt. Như tại Lazada, loạt danh mục hàng hóa sách, thiết bị điện tử, dụng cụ tập thể dục tại nhà… ghi nhận lượng đặt hàng tăng mạnh, đặc biệt là sau khi sàn TMĐT này tung ra chuỗi chương trình khuyến mại hàng tuần với mức giảm sâu lên tới 50%, hỗ trợ người dân an tâm mua sắm tại nhà, duy trì tinh thần lạc quan để chiến thắng dịch bệnh.
Nhiều mặt hàng chăm sóc sức khỏe, trang trí nhà cửa “lên ngôi” tại Lazada khi làn sóng COVID-19 lần thứ 2 bùng phát.
Sàn TMĐT cổ vũ tinh thần lạc quan, đa dạng hóa trải nghiệm cho người tiêu dùng
Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng thay đổi, đòi hỏi các sàn TMĐT phải liên tục làm mới cách thức cung cấp dịch vụ. Etsy sẽ không thể bán ra hơn 2 tỷ đô la đồ gia dụng trong quý II, số lượng nhà bán hàng trên Lazada cũng sẽ không tăng trưởng gấp 3 lần mỗi ngày so với cùng kỳ năm trước, nếu không thay đổi chiến lược tiếp cận và bảo vệ khách hàng trong thời dịch.
Trong khi Etsy cho phép khách hàng cá nhân hóa sản phẩm, giới thiệu tính năng mới trên website, Lazada đã cho thấy sự nhanh nhạy nhất định khi mang tới loạt giải pháp hỗ trợ thương hiệu và nhà bán hàng kinh doanh hiệu quả trong mùa dịch.
Không dừng lại ở đa dạng hóa danh mục sản phẩm phục vụ hoạt động học tập, vui chơi, giải trí hay tung ra các chương trình ưu đãi giảm giá sâu, sàn này còn có riêng tính năng LazLive, hỗ trợ nhà bán hàng livestream giới thiệu sản phẩm miễn phí ngay trên ứng dụng.
Với LazLive, người tiêu dùng có thể theo dõi chuỗi livestream do Lazada kết hợp cùng các khách mời nổi tiếng, tiếp nhận nhiều thông tin hữu ích và thưởng thức các hoạt động giải trí thú vị. Tất cả điều đó làm nên trải nghiệm mua sắm thú vị và ấn tượng cho người tiêu dùng.
Khách hàng có thể vừa theo dõi livestream vừa mua sắm trên LazLive.
Trong giai đoạn này, Lazada cũng đẩy mạnh các giải pháp đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, đối tác và nhà bán như khuyến khích thanh toán không tiền mặt khi đặt hàng; dựng các trạm khử khuẩn tại trung tâm xử lý đơn hàng và trung tâm chia chọn hàng hóa, hay đẩy mạnh dịch vụ nhận hàng tủ khoá thông minh để người dùng có thêm cách thức lấy hàng nhưng không cần tiếp xúc với người vận chuyển.
Giải quyết bài toán 'sợ đám đông' khi mua sắm mùa dịch Ưu tiên lựa chọn mua sắm hàng hóa trực tuyến là giải pháp thông minh, tiện lợi và an toàn, giúp người tiêu dùng hạn chế xuất hiện nơi đông người theo khuyến cáo của UBND TPHCM.
Mới đây nhất, nền tảng TMĐT này còn thực hiện MV ca nhạc cổ động chống dịch “Sáng mắt chưa cô vy” với sự tham gia của nghệ sĩ Trúc Nhân, Chi Pu, Châu Bùi, nhằm lan tỏa thông điệp lạc quan, tích cực trong cộng đồng, cùng nhau chiến thắng dịch COVID-19. Đây là hoạt động nằm trong chiến dịch “An tâm mua sắm tại nhà - Lạc quan cùng chiến thắng” của Lazada, tiếp tục mang đến trải nghiệm mua sắm an tâm và thú vị tại nhà cho người tiêu dùng.
Với việc số lượng người truy cập và mua sắm trên Lazada tiếp tục có những tăng trưởng đáng kể, cũng như tỉ lệ nhà bán hàng tham gia kinh doanh trên sàn TMĐT này tăng theo cấp số nhân hàng ngày, những biện pháp của Lazada cho thấy đây không chỉ là cách hiệu quả để gỡ bỏ rào cản tâm lý khi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, mà còn giúp doanh nghiệp “sống khỏe” thời dịch.
Theo Zing.vn