Theo báo cáo của Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu Ngân hàng HSBC, xuất khẩu Việt Nam bắt đầu có sự cải thiện kể từ quý IV và đây sẽ điểm sáng của kinh tế năm nay.
Xuất khẩu tôm vẫn bị chi phối bởi cạnh tranh về giá trong bối cảnh nguồn cung tôm thế giới dư thừa, giá bán hạ; xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chính đều thấp hơn so với cùng kỳ.
Việc thị trường chính như Mỹ tăng trưởng thấp hơn dự kiến đã khiến cho ngành cá tra nói chung và CTCP Vĩnh Hoàn (mã: VHC) nói riêng phục hồi khá chậm chạp. Trong khi đó, do giá thành cá tra nguyên liệu trong nước tăng, cùng với sản lượng cá tra toàn cầu đang gia tăng, càng tạo thêm áp lực cạnh tranh cho ngành hàng cá tra Việt trong thời gian tới.
Theo số liệu mới được Tổng cục Thống kê công bố, kết thúc tháng 11, có 33 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66%.
Mặc dù EU là điểm đến quan trọng của hàng hoá Việt Nam nhưng đây cũng là thị trường dẫn đầu thế giới trong việc áp dụng tiêu chuẩn xanh trong sản xuất và kinh doanh, phát triển xanh và tăng trưởng bền vững. Điều này đang tạo ra thách thức lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp, đòi hỏi sự chuyển biến và nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, hiệp hội và các chủ thể liên quan.
Ngày 27/11, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo “Xây dựng mô hình nuôi tôm hiệu quả và phòng bệnh trên tôm nuôi”.
Cùng với tiêu dùng và đầu tư, xuất khẩu luôn đóng vai trò quan trọng trên "cỗ xe tam mã" đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua những thách thức. Việc tăng cường xuất khẩu, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu và tìm kiếm thị trường mới đang không ngừng được các doanh nghiệp thúc đẩy với sự hậu thuẫn tích cực từ Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương, hướng tới mục tiêu sớm phục hồi kinh tế đất nước.
Các thị trường xuất khẩu chủ lực đều đang có tín hiệu hồi phục rõ nét. Động lực xuất khẩu năm 2024 sẽ rõ rệt nếu kinh tế Mỹ hạ cánh mềm và kinh tế Trung Quốc không diễn biến quá xấu.