Quy hoạch phát triển mới đến năm 2030 của 63 địa phương, Việt Nam sẽ có 221 Khu công nghiệp (KCN) quy hoạch mới, 76 KCN phát triển mở rộng và 22 KCN điều chỉnh quy hoạch.
Thị trường bất động sản công nghiệp được dự báo tiếp tục là điểm sáng trong 2025 nhờ nguồn cung mới đang gia tăng và làn sóng đầu tư vào các dự án công nghệ cao và trung tâm nghiên cứu phát triển.
Sinh ra trong thời đại công nghệ bùng nổ và tiêu chuẩn sống có sự thay đổi đáng kể, Gen Z được gọi bằng nhiều cái tên: thế hệ đa màn hình, thế hệ ‘vượt sướng’, thế hệ mỏng manh, và cả thế hệ ‘cai say’. Một xu hướng nổi bật của thế hệ này, theo các khảo sát, là lối sống tỉnh táo, dần rời xa đồ uống có cồn và các sản phẩm có hại cho sức khỏe.
Làn sóng FDI thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, xu hướng thu hút FDI trên thế giới đang thay đổi theo hướng xanh, bền vững, công nghệ cao, công nghệ mới.
Hà Nội đặt mục tiêu năm 2025 sẽ hoàn thành xây dựng hạ tầng 30 cụm công nghiệp đã khởi công trong năm 2021 - 2024 và thành lập, mở rộng thêm 15 - 20 cụm công nghiệp.
Các chuyên gia của Công ty Savills Việt Nam nhận xét, hiện nay ngành bán dẫn giữ vai trò nổi bật trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam nhờ sự gia tăng đầu tư và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.