Chính sách tài khóa 'thúc' tăng trưởng

Chính sách tài khóa 'thúc' tăng trưởng

Năm 2025 đã được nhận định sẽ có những thách thức với nhiều vấn đề khó lường, khó dự báo. Tuy nhiên, với tinh thần quyết tâm và sự nỗ lực mạnh mẽ, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã cam kết đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8% trở lên. Sự quyết liệt này đã được minh chứng ngay từ quý I năm 2025, khi Chính phủ triển khai các chính sách tài khóa, đạt được những kết quả khả quan như thu ngân sách nhà nước tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2024. Đồng thời, nhiều loại thuế, phí và lệ phí đã được giảm để hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh, trong khi các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công được thực hiện quyết liệt. Đây là những giải pháp quan trọng tạo nền tảng cho nền kinh tế phát triển, đặc biệt trong bối cảnh thương mại thế giới nhiều biến động, chính sách thuế quan do Mỹ công bố tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
'Dù FDI và xuất khẩu chịu tác động thuế quan, các động lực kinh tế còn lại vẫn đảm bảo mức tăng trưởng GDP tốt > 5%'

'Dù FDI và xuất khẩu chịu tác động thuế quan, các động lực kinh tế còn lại vẫn đảm bảo mức tăng trưởng GDP tốt > 5%'

TPS đánh giá với 5/7 động lực tăng trưởng đang hoạt động tích cực, Việt Nam vẫn duy trì được quỹ đạo phục hồi; tuy nhiên, việc thực thi quyết liệt kế hoạch đầu tư công và chủ động ứng phó rủi ro bên ngoài sẽ là yếu tố then chốt để tiệm cận mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
PGS. TS Phạm Thế Anh: Phấn đấu tăng trưởng cao khi thuế quan khốc liệt, cẩn trọng rủi ro bong bóng tài sản

PGS. TS Phạm Thế Anh: Phấn đấu tăng trưởng cao khi thuế quan khốc liệt, cẩn trọng rủi ro bong bóng tài sản

Theo PGS. TS Phạm Thế Anh, nếu quá dễ dãi với tín dụng, chính sách tiền tệ, giải ngân đầu tư công để bằng mọi giá đạt mục tiêu tăng trưởng thì sẽ rất rủi ro cho nền kinh tế, nguy cơ lạm phát, mất giá tiền tệ, thâm hụt ngân sách và đặc biệt là bong bóng giá tài sản sẽ xuất hiện.
Lộ diện 9 địa phương có mức tăng trưởng GRDP trên hai con số

Lộ diện 9 địa phương có mức tăng trưởng GRDP trên hai con số

Trong quý I, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mục tiêu đặt ra nhưng là mức tăng cao nhất của quý I so cùng kỳ kể từ năm 2020. Trong đó, có 9 tỉnh đạt mức tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) từ 10% trở lên.