Tổng thống Nga Vladimir Putin Putin quyết định: Loại USD khỏi kho tài sản quốc gia

11:51 | 07/07/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Bộ Tài chính Nga giải thích rằng, việc loại bỏ đồng USD nhằm đảm bảo sự an toàn các nguồn vốn của Quỹ Tài sản quốc gia.

Theo VOV thông tin cho biết Bộ Tài chính Nga đã thông báo về việc hoàn thành các giao dịch cần thiết, để đưa cấu trúc thực tế các nguồn vốn của Quỹ Phúc lợi Quốc gia (NWF) sang cấu trúc quy định mới từ ngày 5/7. Do đó, đồng USD đã bị loại khỏi cơ cấu của Quỹ.

Theo thông báo của Bộ Tài chính Nga, do kết quả của các giao dịch này, USD bị loại khỏi cấu trúc của Quỹ Tài sản quốc gia, tỷ trọng của đồng bảng Anh giảm xuống 5,0%, tỷ trọng của đồng euro và đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc tăng lên 39,7% và 30,4% tương ứng, tỷ trọng của đồng Yen Nhật là 4,7% và tỷ trọng của vàng không dùng tiền mặt là 20,2%.

Tổng thống Nga Vladimir Putin Putin quyết định: Loại USD khỏi kho tài sản quốc gia - ảnh 1

Bộ Tài chính Nga. Ảnh: Tass

Các hoạt động này được thực hiện với các nguồn vốn của Quỹ bằng ngoại tệ, được đặt trong tài khoản của Ngân hàng Trung ương Nga kể từ ngày 1/7, cũng như với các quỹ ngân sách liên bang bằng ngoại tệ tương đương 31,6 tỷ rúp, được ghi có vào quỹ ngày 2/7.

Các thay đổi được thực hiện theo Nghị định của chính phủ Nga ngày 21/5. Trong tuyên bố chính thức, Bộ Tài chính nước này giải thích rằng, chúng nhằm "đảm bảo sự an toàn các nguồn vốn của Quỹ Tài sản quốc gia, trong bối cảnh các xu hướng kinh tế vĩ mô và địa chính trị trong những năm gần đây và các quyết định nhằm “phi đô la hóa' nền kinh tế Nga".

Báo VietNam Net dẫn lời ông Timothy Ash, chiến lược gia cấp cao về trái phiếu tại BlueBay Asset Manager, mô tả quyết định loại bỏ tài sản bằng đồng USD là "rất chính trị" và điều đó có nghĩa là "gửi tín hiệu" đến chính quyền của Tổng thống Joe Biden trước hội nghị thượng đỉnh sắp tới với Tổng thống Vladimir Putin .

Thông điệp đằng sau quyết định ược cho là Nga không cần Mỹ, không cần giao dịch bằng đồng USD, và Nga không thể tránh khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin Putin quyết định: Loại USD khỏi kho tài sản quốc gia - ảnh 2

Quan hệ Mỹ-Nga căng thẳng.

Chính quyền Biden đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt mới đối với Moscow vào tháng 4 vì cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2020, cáo buộc một cuộc tấn công mạng quy mô nhằm vào mạng lưới công ty và chính phủ Mỹ, và việc sáp nhập và chiếm đóng bất hợp pháp Crimea cũng như vi phạm nhân quyền. Chính phủ Nga phủ nhận tất cả các cáo buộc.

NWF là một quỹ được tài trợ bởi nguồn tiền mà Nga kiếm được từ dầu mỏ. Quỹ này ban đầu được thiết kế để hỗ trợ hệ thống lương hưu của quốc gia. Nó tạo thành một phần dự trữ vàng và tiền tệ của Nga với tổng trị giá 600,9 tỷ USD tính tới 27/5.

Trong một diễn biến khác, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, Elvira Nabiullina chia sẻ trên CNBC hồi đầu tuần cho rằng tiền tệ kỹ thuật số sẽ là tương lai của hệ thống tài chính của Nga vì tiền số tương quan với sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số.

Trước đó, Trong báo cáo thường niên năm 2020, Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) cho biết đã giảm lưu trữ đồng Euro, đồng USD và bảng Anh trong kho dự trữ ngoại hối của nước này để chuyển sang vàng, Nhân dân tệ.

Theo đó, tỷ lệ của đồng Euro trong dự trữ ngoại hối của Nga trong năm 2020 đã giảm 1,6 điểm phần trăm xuống 29,2% kể từ ngày 1/1. Tỷ lệ của đồng bạc xanh Mỹ cũng giảm 3,3 điểm phần trăm xuống 21,2%. Tỷ lệ của bảng Anh cũng giảm nhẹ 0,2 điểm phần trăm, xuống còn 6,3%.

Nga đã và đang đa dạng hóa dự trữ quốc gia, kể từ khi Washington bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt vào năm 2014, nhằm cắt giảm sự phụ thuộc vào đồng USD. Năm 2019, tỷ lệ dự trữ vàng thỏi của Nga lần đầu tiên vượt qua tỷ lệ USD.

Lần cuối cùng cấu trúc của NWF thay đổi vào tháng 2/2021, khi đó tỷ trọng đồng USD và euro cùng giảm, đồng Nhân dân tệ và yen được đưa vào cơ cấu. Khả năng quỹ dự trữ kim loại quý được quy định trong sửa đổi Luật Ngân sách, được Tổng thống Vladimir Putin ký cuối năm 2020.

Nguyễn Triệu (TH)

Xem thêm: Đầu tư từ nước Anh vào Việt Nam sẽ bùng nổ trong thời gian tới?