TP.HCM : Triển khai “ATM túi thuốc cứu người” đến tận nhà F0

05:30 | 01/09/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, ngay khi có thuốc kháng virus Molnupiravir, lực lượng y tế ở TP.HCM sẽ phát các túi thuốc đến tận nhà F0.

"ATM túi thuốc cứu người” đến tận nhà F0

Theo số liệu do Trung Tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cung cấp, tính đến sáng 30-8, số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà trên địa bàn TP.HCM là 85.298 người, trong đó 60.581 trường hợp F0 cách ly tại nhà ngay từ đầu và 24.717 trường hợp F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi.

Công tác quản lý điều trị, nhất là phát thuốc điều trị cho các F0 tại nhà và điều trị tại các cơ sở y tế tuyến dưới đang được TP tích cực triển khai. Tuy nhiên tại một số địa phương việc cung cấp thuốc cho F0 đang thiếu.

Theo báo cáo từ quận Phú Nhuận, đến ngày 30-8, trên địa bàn quận có 757 F0 theo dõi, điều trị tại nhà; 100% số F0 đã được cấp gói thuốc điều trị theo danh mục thuốc quy định.

TP.HCM : Triển khai “ATM túi thuốc cứu người” đến tận nhà F0 - ảnh 1

Cán bộ Phường 1, quận Tân Bình (TP.HCM) cấp thuốc cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà Ảnh: HCDC

Tại quận Tân Phú, đại diện lãnh đạo quận cho biết có 11 trạm y tế lưu động luôn sẵn sàng ứng trực cấp cứu, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân cũng như các trường hợp F0 theo dõi, điều trị tại nhà. Việc cấp thuốc cho các trường hợp F0 điều trị tại nhà trên địa bàn quận được quản lý chặt chẽ bởi các trạm y tế lưu động. Hiện số thuốc cấp phát còn ít, tồn nhiều do nhiều trường hợp chưa đủ điều kiện để được cấp.

Liên quan vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế đã chỉ đạo, các Trung tâm y tế quận, huyện khi nhận được các túi thuốc cho F0 phân bổ xuống thì phát ngay cho các Trạm Y tế lưu động để đưa đến các F0 nhanh nhất. Cần ưu tiên phát túi thuốc ngay cho F0 mà không cần phải chờ tới sau khi cập nhật ca của họ lên phần mềm.

Theo báo PLO được biết, việc cấp thuốc cho các trường hợp F0 điều trị tại nhà với 3 gói A, B, C và sử dụng tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân.

Gói thuốc A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và vitamin nâng cao thể trạng.

Gói thuốc B bao gồm các loại thuốc kháng viêm và thuốc chống đông, đủ dùng trong 3 ngày; Gói thuốc C có thuốc kháng virus đang ở trong giai đoạn thử nghiệm trong chương trình nghiên cứu của Bộ Y tế.

Hiện TP đã chuẩn bị 150.000 túi thuốc trong đó có chứa gói thuốc A, B và đã cấp phát 74.000 túi về cho các trung tâm y tế quận huyện, TP Thủ Đức để chuyển đến cho các F0 đang điều trị tại nhà.

Với gói thuốc C, tính đến thời điểm này Bộ Y tế đã cấp cho TP.HCM 16.000 túi, dự kiến vài ngày tới sẽ bổ sung thêm 34.000 liều thuốc này.

Bên cạnh cấp thuốc điều trị tận nhà, TP.HCM đã xây dựng hệ thống trạm y tế lưu động tại các phường, xã, quận huyện, TP Thủ Đức. Chỉ sau vài ngày thực hiện, hơn 400 trạm đã được hình thành. Trạm y tế cơ hữu và trạm y tế lưu động có sự phối hợp để cùng vận hành, chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho F0 trong cộng đồng.

Báo VietNam Net thông tinc cho biết trước đó vào sáng 26/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã đến phường 5 (quận 8, TP.HCM) kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Lãnh đạo địa phương cho biết, phường 5 có 1.312 trường hợp F0 trong số 47.000 dân, chiếm khoảng 2,7% tổng dân số. Hiện phường có 48 vùng đỏ, 42 vùng xanh. Về công tác xét nghiệm trong cộng đồng dân cư, phường đã tổ chức 5 đội lấy mẫu lưu động, mỗi đội có khoảng 5 thành viên.

TP.HCM : Triển khai “ATM túi thuốc cứu người” đến tận nhà F0 - ảnh 2

Ông Nguyễn Thanh Long kiểm tra công tác chống dịch ở phường 5, quận 8, TP.HCM.

Thực hiện phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” mỗi ngày các đội xét nghiệm lưu động sẽ đến từng hộ gia đình để tuyên truyền, nhắc nhở đồng thời hướng dẫn người dân tự thực hiện xét nghiệm tại nhà. Trường hợp có kết quả dương tính sẽ được phát thuốc, tư vấn và hướng dẫn theo dõi sức khỏe hằng ngày tại nhà.

Tại các điểm kiểm tra, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, chính quyền cơ sở phải thật sự bám sát từng tổ dân phố, từng ngõ, ngách, từng người để thực hiện triệt để đảm bảo ai cũng thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch Covid-19.

Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, các nhân viên y tế hướng dẫn người dân tự test nhanh nhưng phải kiểm soát. Người dân tự theo dõi sức khoẻ, nếu có vấn đề thì liên hệ với đội y tế phòng, chống Covid-19 tại cộng đồng. Trong trường hợp nếu người dân bị ho, cán bộ y tế phát gói thuốc ngay. Các địa phương phải tập trung vào vận hành trạm y tế lưu động, đưa y tế xuống gần dân nhất. Dưới trạm y tế là các tổ đội y tế.

Tại quận 8, trong ngày 25/8 phát hiện tổng cộng 274 trường hợp dương tính, trong đó có 209 ca được phát hiện thông qua tầm soát trong cộng đồng, bệnh viện. Hiện quận này có 68 khu phong tỏa với khoảng hơn 9.500 nhân khẩu.

Từ ngày 27/8, Bộ Y tế cùng Sở Y tế TP.HCM sẽ đưa thuốc kháng virus Molnupiravir vào cộng đồng điều trị cho F0. Đây là sản phẩm được hãng dược phẩm Merck của Mỹ và Công ty Ridgeback của Đức nghiên cứu phát triển, nhằm điều trị Covid-19 cho bệnh nhân từ nhẹ đến trung bình. Hơn 2,3 triệu viên sẽ được cung cấp điều trị miễn phí cho 116.000 F0 tại cộng đồng ở TP.HCM.

Theo thông tin từ Sở Y Tế TP.HCM cho biết tính đến ngày 9/8 TP.HCM đã nhận được 17 đợt phân bổ vắc xin của Bộ Y tế:

(Riêng đợt 16 Bộ Y tế chưa phân bổ 150.200 liều AstraZeneca)

2. Thành phố đã tổ chức các đợt tiêm chủng 1, 2, 3, 4 từ ngày 08/3/2021 đến ngày 30/6/2021, với tổng số vắc xin được phân bổ cho 04 đợt này là 923.050 liều, Thành phố đã tiêm được 991.872 mũi tiêm, trong đó tổng số mũi 1: 927.456 , mũi 2: 64.416

3. Thành phố tiếp tục tổ chức tiêm chủng đợt 5 từ ngày 20/7/2021 đến nay với tổng số vắc xin được phân bổ là 3.187.990 liều (từ đợt phân bổ số 6 đến số 17 và sáng ngày 09/8/2021). Tính đến 12 giờ 00 ngày 09/8/2021, Thành phố đã tiêm tổng cộng 2.439.118 mũi tiêm/3.187.990 liều vắc xin được cấp.

4. Như vậy tính từ ngày 08/3/2021 đến 12 giờ 00 ngày 09/8/2021, Thành phố nhận được 4.111.040 liều vắc xin và đã tổ chức tiêm được 3.430.990 mũi tiêm.

5. Thành phố sẽ tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tiêm 250.000-300.000 mũi/ngày. Với số vắc xin còn lại là 913.204 liều đã cấp phát cho các đơn vị tiêm chủng (gồm 321.304 liều tồn đến 12 giờ 00 ngày 09/8/2021và 591.900 liều mới được tiếp nhận sáng ngày 09/8/2021), như vậy dự kiến đến hết ngày 12/8/2021 Thành phố sẽ sử dụng hết số vắc xin được cấp.

6. Ủy ban nhân dân Thành phố đã đề xuất Bộ Y tế tiếp tục cấp vắc xin trong tháng 8 với tổng số liều là 5.500.000 (bao gồm mũi 1 và những người đủ điều kiện tiêm mũi 2) để đạt mục tiêu đạt độ bao phủ vắc xin cho người dân thành phố trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Chỉ đạo toàn diện phòng, chống dịch trên toàn địa bàn TP

Vào ngày 27/08 Thành ủy TP.HCM vừa có thông báo về phân công các ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP trực tiếp phụ trách, theo dõi, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn TP; theo dõi, chỉ đạo TP Thủ Đức và quận Bình Tân.

TP.HCM : Triển khai “ATM túi thuốc cứu người” đến tận nhà F0 - ảnh 3

Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên được phân công nhiệm vụ chỉ đạo toàn diện phòng, chống dịch tại TP.HCM

Phân công Chủ tịch TP Phan Văn Mãi, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch trên địa bàn TP; trực tiếp phụ trách, theo dõi, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trên địa bàn quận 8.

Phân công Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Lệ, chỉ đạo triển khai giám sát công tác phòng, chống dịch trên địa bàn TP theo chức năng, nhiệm vụ của HĐND TP; trực tiếp phụ trách, theo dõi, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trên địa bàn quận 3, huyện Củ Chi.

Phân công Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Hồ Hải, theo dõi, chỉ đạo, huy động toàn hệ thống chính trị cơ sở tham gia công tác phòng, chống dịch; chỉ đạo triển khai công tác an sinh xã hội; trực tiếp phụ trách, theo dõi, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trên địa bàn quận 4, quận Tân Bình.
Thành ủy phân công các Thành ủy viên trực tiếp phụ trách, theo dõi, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch với các địa bàn cụ thể.

Trưởng Ban Dân vận Nguyễn Hữu Hiệp - quận Gò Vấp; Trưởng Ban Tuyên giáo Phan Nguyễn Như Khuê - quận 5; Chủ tịch MTTQ TP Tô Thị Bích Châu - quận Phú Nhuận; Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Lê Thanh Liêm - quận 6.

Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Dương Ngọc Hải - quận Tân Phú; Phó Chủ tịch TP Lê Hòa Bình - huyện Bình Chánh; Phó Chủ tịch TP Phan Thị Thắng - quận Bình Thạnh; Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP Nguyễn Văn Nam - quận 12; Giám đốc Công an TP Lê Hồng Nam - quận 10.

Bí thư Thành ủy Thủ Đức Nguyễn Văn Hiếu, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn TP Thủ Đức.

Phó Chủ tịch TP Võ Văn Hoan - quận 11; Phó Chủ tịch TP Ngô Minh Châu - huyện Nhà Bè; Phó Chủ tịch TP Dương Anh Đức - huyện Hóc Môn.

Phân công Bí thư Thành Đoàn Phan Thị Thanh Phương tham mưu tổ chức thực hiện.

Ngoài ra, Thành ủy cũng phân công nhiệm vụ cho nhiều Thành ủy viên khác theo từng địa bàn phù hợp và khả năng chuyên môn.

Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu người đứng đầu các cấp nhận thức về trách nhiệm của mình trước nhân dân và Đảng bộ, thể hiện quyết tâm chính trị cao nhất, hành động quyết liệt nhất; chủ động sâu sát, nắm chắc, kiểm soát tốt tình hình trên từng địa bàn; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, thiếu trách nhiệm trong phòng, chống dịch.

 Nguyễn Triệu

Xem thêm: Hơn 9.000 tỷ đồng TP.HCM đề xuất sẽ hỗ trợ những đối tượng nào?