VDSC: Xuất khẩu thủy sản trong quý III sẽ tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là tôm và cá tra
Tuy nhiên, VDSC khá lạc quan với thị trường Trung Quốc sau khi nước này gỡ bỏ chính sách tạm ngừng nhập khẩu đối với thực phẩm đông lạnh nhiễm COVID-19. Bên cạnh đó, nhu cầu cá tra ở Trung Quốc đang dồi dào sau hai năm giảm nhập khẩu.
Do đó, VDSC kỳ vọng sự gia tăng xuất khẩu vào thị trường này có thể bù đắp một phần cho sự sụt giảm của thị trường Mỹ và các công ty có thị trường xuất khẩu chính sang Trung Quốc có thể được hưởng lợi.
Còn đối với tôm, VDSC dự báo giá trị xuất khẩu tôm 6 tháng cuối năm có thể tăng chậm lại so với nửa đầu năm 2022.
Trong bối cảnh đó, các công ty xuất khẩu sang thị trường EU hoặc Nhật Bản có thể duy trì kết quả kinh doanh tăng trưởng cao trong khi các công ty phụ thuộc vào thị trường Mỹ sẽ phải đối mặt với sự suy giảm của nhu cầu, từ đó có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2022.
Với tình hình này, VDSC cho rằng lợi nhuận 6 tháng cuối năm của các công ty thủy sản có thể chậm lại, nhưng vẫn có khả năng tăng trưởng hai con số.Một đánh giá khả quan khác là lợi nhuận của các công ty sẽ không giảm đột ngột như giai đoạn 2018 - 2019. Lý do là nhu cầu thủy sản hiện vẫn ở mức cao trong bối cảnh thiếu thực phẩm toàn cầu. Lạm phát cao tiếp tục hỗ trợ giá bán thủy sản và nguồn cung nguyên liệu vẫn chưa phục hồi.