400 địa điểm của H&M biến mất khỏi bản đồ online Trung Quốc

10:32 | 27/03/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Hơn 400 địa điểm và cửa hàng H&M không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm trên một số ứng dụng bản đồ như Apple Maps và Baidu Maps tại thị trường Trung Quốc, do quyết định ngừng nhập khẩu nguyên liệu từ khu Tân Cương.
Theo Bloomberg,Mặc dù nhà bán lẻ quần áo có hơn 400 địa điểm ở Trung Quốc, nhưng mọi địa điểm đều đã bị xóa khỏi các ứng dụng lập bản đồ, gọi xe và thương mại điện tử ở Trung Quốc, The Wall Street Journal đưa tin hôm 26/3. Tìm kiếm H&M trên iPhone không có kết quả trên Apple Maps và nền tảng bản đồ Trung Quốc Baidu.
 
Apple lấy dữ liệu bản đồ ở Trung Quốc từ hãng phần mềm AutoNavi thuộc sở hữu của Alibaba Group, trong khi Baidu tự thu thập dữ liệu. Đại diện các công ty này và H&M đều không trả lời câu hỏi từ báo chí.
 
Từ tối 24/3, mọi sản phẩm của H&M bị gỡ khỏi các nền tảng thương mại điện tử lớn tại Trung Quốc như Taobao, JD, Tmall… "Tẩy chay H&M” nhanh chóng lọt top 5 từ khóa nổi bật nhất trên mạng xã hội Weibo.

Đặc biệt, khi tìm kiếm trên Google Maps, khoảng 12 địa điểm cửa hàng H&M ở Bắc Kinh và các vùng lân cận đều hiện lên. Dĩ nhiên việc này được truy cập thông qua sử dụng lưới mạng riêng bởi các sản phẩm của Alphabet hiện đều bị cấm tại Trung Quốc.
 
Apple lấy nguồn dữ liệu bản đồ tại Trung Quốc từ AutoNavi Software – được sở hữu bởi Alibaba Group Holdings. Trong khi đó Baidu tự thu thập dữ liệu của riêng họ. Đại diện của các công ty công nghệ cũng như H&M hiện chưa phản hồi về vấn này.
 
400 địa điểm của H&M biến mất khỏi bản đồ online Trung Quốc
 
Việc các địa điểm cửa hàng H&M biến mất khởi bản đồ trực tuyến đến sau khi nhà bán lẻ này đã bị loại khỏi nền tảng mua sắm trực tuyến của Alibaba vào đầu tuần này khi những tranh cãi nổi lên.
 
Việc xóa sổ H&M khỏi các nền tảng Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh tranh cãi về quyết định của công ty khi ngừng sử dụng nguồn cung cấp bông từ khu vực Tân Cương. H&M viện dẫn các cáo buộc rằng chính phủ Trung Quốc đang sử dụng lao động cưỡng bức trong khu vực này.
 
Theo AP, hơn 1 triệu người ở Tân Cương - phần lớn thuộc nhóm dân tộc Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi chủ yếu - đã bị giam giữ trong các trại lao động.
 
Đầu tuần, chính quyền Biden đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc do những gì họ gọi là vi phạm nhân quyền đang diễn ra đối với người thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và nhiều nơi khác. Đáp lại, các cơ quan truyền thông nhà nước và chính phủ Trung Quốc bắt đầu kêu gọi tẩy chay các thương hiệu phương Tây, bao gồm H&M, Adidas và Nike.
 
Năm 2020, Apple nằm trong số các công ty bị cáo buộc hưởng lợi từ lao động cưỡng bức ở Trung Quốc. Sau khi kiểm tra chuỗi cung ứng của mình, Apple cho biết họ không tìm thấy bằng chứng nào về việc lạm dụng. Tuy nhiên, vào tháng 12, công ty được cho là đã bỏ nhà cung cấp camera O-Film vì các cáo buộc cưỡng bức lao động.
 
 
Nguyễn Dung