Trong bối cảnh áp lực tỷ giá đang hạ nhiệt và khối ngoại có dấu hiệu ngừng bán ròng, Agriseco cho rằng đây là giai đoạn phù hợp để giải ngân trở lại sau khi thị trường tạo đáy ngắn hạn trong tháng 11 và P/E hiện tại của VN-Index ở mức 13,0x lần, tương đối hấp dẫn khi thấp hơn so với trung bình 5 năm vừa qua.
Theo BSC, trong đợt cơ cấu quý IV, các mã có thể được FTSE ETF và VNM ETF mua vào nhiều nhất theo khối lượng gồm SHB, EIB, VIX, NAB... Phía đối diện, áp lực bán nhiều nhất rơi vào các mã VND, SSI, VIC, HUT...
Nếu tăng trưởng tín dụng đạt mục tiêu và dòng tiền chảy vào nền kinh tế sẽ là “cú huých” lớn cho thị trường chứng khoán trong giai đoạn tháng 12 và đầu năm tới. Đây là nhận định của ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect (VNDirect).
Sau khi nhúng dưới mốc 1.200 điểm trong phiên 20/11, dòng tiền bắt đáy nhập cuộc đã kéo thị trường tăng bật trở lại, chỉ số VN-Index có chuỗi hồi phục khá tích cực với 6/8 phiên tăng điểm. Đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11, chỉ số VN-Index neo ở mức 1.250,46 điểm, tăng hơn 10,67% so với cuối năm 2023. Đáng chú ý, kể từ đầu năm đến nay, nhiều cổ phiếu ngân hàng đã có mức tăng vượt trội so với thị trường chung và thu hút sự chú ý của khối ngoại.
Luật Chứng khoán sửa đổi chính thức được thông qua ngày 29/11. Đây là bước tiến quan trọng nhằm nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán... qua đó hướng đến mục tiêu nâng hạng thị trường.
Dòng tiền yếu khiến thanh khoản thị trường thấp, tuy nhiên nhờ đà tăng của nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng chỉ số có phiên tăng điểm thứ 2 liên tiếp. Cùng đó, khối ngoại đã có 3 phiên mua ròng với giá trị ngày càng tăng.
Thị trường chứng khoán đã có 1 năm biến động trong biên độ hẹp, dưới áp lực bán ròng đột biến của khối ngoại, áp lực tỷ giá, áp lực dòng tiền của nhóm cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn là bất động sản...