5 lưu ý về chế độ ăn uống dành cho người mắc bệnh về tuyến giáp

20:07 | 18/01/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Để cải thiện tình trạng bệnh của mình, bạn không nên mắc phải những sai lầm khi ăn uống sau đây.
Tuyến giáp là cơ quan nội tiết quan trọng của cơ thể con người, sau khi mắc bệnh tuyến giáp thì cơ thể sẽ gặp phải nhiều triệu chứng bất thường như nổi cục ở vùng tuyến giáp, dễ khàn giọng, khó nuốt, thậm chí đau cục bộ... Ngoài việc kiểm soát bệnh theo chỉ định từ bác sĩ, bạn cũng nên chú ý nhiều hơn tới chế độ ăn uống hàng ngày. Đặc biệt, cần lưu ý 5 điểm sau khi ăn uống để giúp tình trạng bệnh được cải thiện tích cực.

1. Ăn ít đồ cay

 

Khi phát hiện mình mắc bệnh tuyến giáp, điều quan trọng nhất là bạn phải giảm bớt lượng đồ cay trong chế độ ăn. Nhiều người không duy trì một chế độ ăn uống nhạt và thường tiêu thụ một lượng lớn thức ăn cay nên dễ gây kích thích và làm tăng sự phát triển của viêm tuyến giáp.

Nếu là viêm tuyến giáp, dưới tác động của đồ ăn cay, tình trạng viêm sẽ phát triển nhanh hơn và khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, trong quá trình cải thiện bệnh tuyến giáp, cần lựa chọn thực phẩm phù hợp để cung cấp dinh dưỡng, không nên ăn nhiều gia vị và bạn cũng nên chú ý dùng gia vị với liều lượng hợp lý.

5 lưu ý về chế độ ăn uống dành cho người mắc bệnh về tuyến giáp - ảnh 1
 

2. Tránh xa các loại thực phẩm thuộc họ cải

 

Khi mắc các bệnh về tuyến giáp, bạn nên tránh xa các loại thực phẩm thuộc họ cải trong chế độ ăn, chẳng hạn như bông cải xanh. Bởi sau khi ăn loại thực phẩm này thì nó rất dễ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết và điều hòa hormone tuyến giáp của cơ thể. Hormone tiết ra bất thường dễ dàng đẩy nhanh quá trình phát triển của bệnh. Trong quá trình tăng cường sức khỏe tuyến giáp và cải thiện bệnh, cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, tránh các thực phẩm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

5 lưu ý về chế độ ăn uống dành cho người mắc bệnh về tuyến giáp - ảnh 2
 

3. Kiểm soát lượng i-ốt nạp vào

 

Để giảm bớt bệnh tuyến giáp, bạn không nên bổ sung quá nhiều i-ốt trong chế độ ăn uống. Vì một số bệnh tuyến giáp có liên quan đến lượng thực phẩm giàu i-ốt mà bạn thu nạp vào. Nếu ăn quá nhiều hoặc quá ít i-ốt cũng đều dễ ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Muốn kiểm soát bệnh, hãy chú ý không tiêu thụ thực phẩm giàu i-ốt thường xuyên.

 

4. Bổ sung vitamin đều đặn

 

Bạn nên bổ sung vitamin một cách hợp lý trong chế độ ăn uống để có thể duy trì các hoạt động sống bình thường và tăng cường sức đề kháng. Một số loại bệnh lý về tuyến giáp cũng liên quan đến việc thiếu hụt vitamin D, đặc biệt là bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto có thể làm lượng vitamin truyền vào cơ thể không đủ, từ đó dễ ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi khiến bệnh phát triển nhanh hơn. Nếu có thể bổ sung vitamin D thông qua chế độ ăn uống điều độ thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.

5 lưu ý về chế độ ăn uống dành cho người mắc bệnh về tuyến giáp - ảnh 3
 

5. Nạp đủ protein cần thiết

 

Chất đạm (protein) là thứ bổ sung dinh dưỡng với tác dụng nâng cao sức đề kháng nên giúp bệnh tình được cải thiện hơn. Chính vì vậy, việc bổ sung protein kịp thời sẽ giúp ích cho chức năng điều hòa cơ thể và cũng có thể cải thiện tình trạng bệnh tuyến giáp.

Theo Kenh14
 
 

ĐỌC NHIỀU