
7,5 triệu việc làm tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng từ trí tuệ nhân tạo
(DNVN) - Dự báo này vừa được Tập đoàn Cisco công bố trong Báo cáo nghiên cứu “Công nghệ và Tương lai việc làm ASEAN”, chiều 12/9 trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018).
Ông Naveen Menon, Chủ tịch Cisco khu vực Đông Nam Á cho biết ASEAN có 630 triệu dân, 90% trong số này có tiếp cận với internet. Đến năm 2020-2022, khu vực này sẽ có những đổi mới, sáng tạo, đột phá về công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo, từ đó sẽ có những việc làm mới được tạo ra.
Những công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo sẽ khiến kỹ năng lao động phổ thông trở nên dư thừa trong tương lai. Người lao động kỹ năng thấp sẽ chịu rủi ro lớn nhất; trong đó lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất là ngành dịch vụ, nông nghiệp.
Theo đánh giá từ Báo cáo nghiên cứu trên, nước bị ảnh hưởng nhiều nhất là Singapore với 21%, tương đương khoảng 500.000 việc làm.
Tiếp đó là Indonesia có 8%, tương đương 9,5 triệu việc làm; Malaysia là 7,4%, tương đương 1,2 triệu việc làm; Philippines là 10,1% với 4,5 triệu việc làm; Thái Lan là 11,9% với 4,9 triệu việc làm.
Con số này ở Việt Nam là 13,8% tương đương 7,5 triệu việc làm. Một số lĩnh vực đòi hỏi nguồn lao động lớn sắp tới bao gồm: Bán sỉ và lẻ (1,8 triệu việc làm mới); sản xuất (0,9 triệu việc làm), xây dựng (0,9 triệu việc làm) và phương tiện đi lại (0,7 triệu việc làm).
Trong số 28 triệu việc làm bị ảnh hưởng trong vòng 10 năm tới, có 6,6 triệu việc làm cần được đào tạo thêm các kỹ năng mới như giải quyết vấn đề, tư duy thiết kế, giải quyết xung đột..., giúp người lao động linh hoạt hơn, đáp ứng được thị trường lao động phát triển không ngừng.
Để lực lượng lao động có những kỹ năng này, theo ông Naveen Menon, các quốc gia cần có chương trình giáo dục phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân đào tạo lại kỹ năng. Trong đó, doanh nghiệp, chính phủ và cơ sở giáo dục cần hợp tác nhằm đảm bảo nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động hiện tại và tương lai.
Đối với Việt Nam, bà Lương Thủy, Giám đốc Cisco Việt Nam cho rằng, như các nền kinh tế trong khu vực, Việt Nam không nằm ngoài những tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
“Việt Nam hiện vẫn được coi là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài bởi một trong những lý do, chi phí lao động còn thấp. Tuy nhiên, thách thức của Việt Nam là đa số lao động là phổ thông, không có nhiều kỹ năng. Lợi thế về chi phí nhân công rẻ của Việt Nam sau 10 năm sẽ không còn. Do đó, Việt Nam cần có giải pháp để đào tạo kỹ năng cho lao động để có thể vượt qua được những thách thức này”, bà Lương Thủy khuyến nghị.

TP HCM bất ngờ tổ chức xét nghiệm ngẫu nhiên người đến quán nhậu
Tin cùng chuyên mục

Những điểm mới trong công tác nhân sự đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp

Bổ sung kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp

Thủ tướng nhấn mạnh chiến lược “vaccine + 5K”, có cơ chế lưu thông hàng hóa vùng dịch

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự phiên Thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ

Năm tỉnh dự kiến có người tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV

Quốc hội sẽ kiện toàn một số chức danh lãnh đạo Nhà nước vào cuối tháng 3
Tin nổi bật

-
Shopee bị phía Mỹ cáo buộc bán hàng giả với “mức độ rất cao”, không điều tra bên bán hàng và vi phạm
-
Năm 2021, Việt Nam sẽ có 90 triệu liều vắcxin phòng COVID-19
-
Tổng mức thuế của Trung Quốc đối với hàng hóa nhập khẩu thấp kỷ lục
-
Thủ tướng cho phép Hà Nội, Hải Phòng mua vaccine theo phương thức xã hội hoá
Đọc thêm
-
Thủ tướng phê duyệt chủ trương xây dựng hạ tầng 3 khu công nghiệp
Quy hoạch-Dự án - 2 ngày trướcThủ tướng Chính phủ vừa quyết định chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng 3 khu công nghiệp. -
Bộ Công an khai trương Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Dân sinh - 16 giờ trướcChiều 25/2, Bộ Công an tổ chức Lễ khai trương hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân. -
Cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu giảm hơn 1.000 tỷ đồng khi chuyển đổi sang đầu tư công
Nhận định & Đầu tư - 19 giờ trướcDự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu giai đoạn phân kỳ dự kiến có tổng mức đầu tư mới là 7.286,58 tỷ đồng và giảm hơn 1.000 tỷ đồng khi chuyển đổi sang đầu tư công. -
Hà Nội: Một ca COVID-19 tái dương tính sau khi ra viện 4 ngày
Dân sinh - 18 giờ trướcTrưa 25/2, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận một trường hợp bệnh nhân sau khi ra viện 4 ngày có kết quả tái dương tính SARS-CoV-2. -
Dự kiến học sinh ở Hà Nội sẽ trở lại trường học từ ngày 2/3
Đời sống đô thị - 18 giờ trướcLãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xác nhận thông tin Hà Nội dự kiến cho học sinh trở lại trường vào ngày 2/3 nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt.
-
Thêm gần 5,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Chuyển động - 18 giờ trướcThu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục đạt kết quả tích cực, khi trong 2 tháng đầu năm, có 5,46 tỷ USD vốn đăng ký, 2,5 tỷ USD vốn thực hiện. -
Giá xăng tăng hơn 800 đồng/lít từ chiều nay 25/2
Tiêu dùng - 18 giờ trướcLiên Bộ Công Thương – Tài chính vừa thông báo điều chỉnh giá xăng, dầu áp dụng từ 15h ngày 25/2, giá xăng E5 tăng lên 17.031 đồng/lít; xăng A95 tăng lên 18.084 đồng/lít. -
Đề xuất lập quy hoạch xây dựng hệ thống cống, kết hợp với cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch
Đời sống đô thị - 2 ngày trướcVideo thiết kế hệ thống hầm ngầm khổng lồ chống ngập kết hợp cao tốc ngầm chống ùn tắc nội đô dọc Công viên Tô Lịch. -
Facebook đầu tư 1 tỷ USD vào báo chí truyền thông sau ồn ào ở Australia
Công nghệ - 23 giờ trướcFacebook vừa thông báo sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào ngành báo chí truyền thông trong 3 năm tới, sau những tranh cãi giữa Facebook và Australia về dự luật buộc nền tảng này và Google phải trả phí nội dung tin tức. -
Bộ Y tế đang đàm phán mua thêm vaccine COVID-19 của Nga và Pfizer
Dân sinh - 2 ngày trướcBộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định sẽ đảm bảo cung cấp đủ 90 triệu liều vaccine COVID-19 cho Việt Nam trong năm 2021. Theo đó, Bộ đang đàm phán mua thêm vaccine của Nga hay Pfizer.