99% cổ phiếu trả cổ tức của chứng khoán Bản Việt đã được phát hành

Trang Mai 13:58 | 23/08/2022 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Ngày 22/8, Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt (Mã: VCI) đã có báo cáo kết quả đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021. Theo đó, 99% cổ tức theo dự kiến đã được phát hành cho hơn 12.345 cổ đông. Hết phiên 22/8, giá cổ phiếu VCI đang được giao dịch ở mức 35.900 đồng.

Cụ thể, VCI đã phát hành 100.499.901 trên tổng số 100,5 triệu cổ phiếu dự kiến cho 12.345 cổ đông, chiếm 99,99%. Tỷ lệ thực hiện quyền là 10:3, nghĩa là tại thời điểm chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1 quyền nhận cổ phiếu phát hành thêm và cứ 10 quyền sẽ nhận được 03 cổ phiếu phát hành thêm. 

 VCI phát hành cổ phiếu theo tỷ lệ 10:3 (Ảnh: VCI)

Như vậy, tổng số cổ phiếu sau đợt phát hành 18/8 là 435,5 triệu và toàn bộ đều đang lưu hành. Dự kiến chuyển giao sẽ diễn ra trong tháng 9 hoặc tháng 10/2022 sau khi hoàn tất thủ tục lưu ký bổ sung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và niêm yết bổ sung tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM. 

Về kết quả kinh doanh, trong quý II/2022, VCI có tổng doanh thu 1.041,9 tỷ đồng, tăng 18,8% từ mức 877,2 tỷ trong quý II/2021 (cùng kỳ năm ngoái ghi nhận doanh thu 877,2 tỷ đồng). 

Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh 21,8 tỷ đồng từ mức 2,1 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái, nhưng chi phí hoạt động và chi tài chính động cũng lần lượt tăng 108,6%  và 150,5%, lên 530,5 tỷ đồng và 215,9 tỷ đồng. 

Kết quả, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 353,5 tỷ đồng, giảm 29,8% so với cùng kỳ 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 300,7 tỷ đồng, giảm 26,7%.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, VCI báo cáo tổng doanh thu hoạt động 1.838,5 tỷ đồng, tăng 11,1% từ mức 1.655 tỷ đồng. Trừ chi phí, VIC thu về 717,9 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 2,3%, tương đương 15,8 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Biên lợi nhuận gộp đạt 33,9% so với mức 57,4 so với 6 tháng năm 2021.

So với 6 tháng 2021, doanh thu từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán và nghiệp vụ tư vấn tài chính tăng mạnh nhất, từ 372,6 tỷ đồng và 2 tỷ đồng lên lần lượt 661,5 tỷ đồng và 36,3 tỷ đồng, tức 1,8 và 18 lần. 

Về tình hình tài chính, tính đến thời điểm 30/6/2022, VCI báo cáo tổng tài sản giảm 1,25%, xuống còn 16.427,4 tỷ đồng từ mức 16.636,3 tỷ đồng cuối năm 2021. Trong đó, tài sản ngắn hạn là 16.347,4 tỷ đồng, tương đương 99,5% tổng tài sản, còn lại 80 tỷ đồng là tài sản dài hạn. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, mục tài sản ngắn hạn khác (Tiền ký quỹ tự doanh chứng khoán phái sinh) chiếm 150,7 tỷ đồng, không có thay đổi so với đầu năm. Tài sản tài chính có sự giảm nhẹ 1,37%. Các khoản cho vay giảm 16,9% còn 6,4 tỷ đồng, tài sản tài chính sẵn sàng để bán giảm 15% xuống 4,5 tỷ đồng và các khoản phải thu giảm mạnh 76%, xuống còn 57,3 tỷ đồng. 

Trong cơ cấu tài sản dài hạn, mục tài sản cố định tăng 24,2% lên 16,4 tỷ đồng, chi phí xây dựng dở dang tăng 31% lên 7,5 tỷ đồng và các tài sản khác tăng 16,1% lên 56,1 tỷ đồng. 

Nợ phải trả của VCI tính đến 30/6/2022 đạt 9.285,1 tỷ đồng, giảm 8% so với đầu kỳ. Trong đó, 95,5% tương đương 8.868,7 tỷ đồng là nợ ngắn hạn, còn lại nợ dài hạn là 417,2 tỷ đồng.

Trong cơ cấu nợ ngắn hạn, khoản vay ngắn hạn là 6.734 tỷ đồng, chiếm 75% nợ ngắn hạn và 72,5% tổng số nợ. Trong báo cáo thuyết minh, khoản vay ngắn hạn của VCI chủ yếu từ ngân hàng nước ngoài, được bảo đảm bằng tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng cho vay hay bảo lãnh từ ngân hàng trong nước.

VCI đặt mục tiêu mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng cũng như tối ưu hóa lợi ích cổ đông. Do đó, việc mở rộng các khoản vay từ nước ngoài với số vốn lớn và chi phí cạnh tranh giúp công ty có thêm nguồn lực để đẩy mạnh các mảng kinh doanh. 

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tính đến 30/6/2022 của doanh nghiệp là 1,3 lần.

Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong kỳ 6 tháng đầu năm, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư tăng từ mức -4,7 tỷ đồng lên -8,8 tỷ đồng, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính giảm 92,6%, từ mức 1.844,8 tỷ đồng xuống còn 135,8 tỷ đồng. Bù lại, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 2.818,8 tỷ đồng từ mức -1.091,9 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. 

Chia sẻ với Nhịp sống kinh tế về khoản huy động 240 triệu USD từ các định chế tài chính nước ngoài, ông Tuấn Nhan - Giám đốc Điều hành Khối Môi giới và Giao dịch Chứng khoán - Khách hàng tổ chức VCI cho biết: "Điều đặc biệt đầu tiên có lẽ là về quy mô của thương vụ. 240 triệu USD quả thực là một con số lớn, và 100 triệu USD mà chúng tôi huy động được trong năm 2022 là một trong những đợt huy động vốn nước ngoài lớn nhất trong ngành chứng khoán. Thứ hai, thương vụ này cho thấy năng lực của chúng tôi trong việc đa dạng hóa nguồn vốn và tận dụng các nguồn vốn rẻ. Thứ ba, nó thể hiện sức thu hút ngày càng tăng của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài nhờ nền tảng cơ bản của Việt Nam ngày một trở nên mạnh mẽ hơn. Điển hình như mới đây tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng "Ổn định".