
ADB: Dự báo kinh tế Việt Nam 2019 tăng trưởng 6,8%
(DNVN) - Nền kinh tế Việt Nam được dự báo duy trì tăng trưởng mạnh trong năm 2019 và 2020 ở mức tương ứng là 6,8% và 6,7%, sau khi đã bứt phá mạnh với tỉ lệ 7,1% trong năm ngoái, theo nhận định của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong bản cập nhật Báo cáo kinh tế thường niên của ADB, công bố sáng 25/9, tại Hà Nội.

Tăng trưởng vững vàng
Trong báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2019, ADB lưu ý rằng mặc dù tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có chậm lại trong nửa đầu năm 2019, song Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng vững vàng trong năm nay và năm sau, bất chấp môi trường bên ngoài suy yếu.
Tốc độ tăng trưởng GDP đã giảm nhẹ từ 7,0% trong 6 tháng đầu năm 2018 xuống 6,8% trong cùng kỳ năm nay. Về phía cầu, do nhu cầu từ bên ngoài giảm, tốc độ tăng trưởng lượng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ cũng giảm hơn một nửa, từ 15,7% trong sáu tháng đầu năm 2018 xuống 7,1% cùng kỳ năm nay. Tuy vậy, tác động bất lợi của việc giảm tốc độ tăng xuất khẩu lên tăng trưởng GDP đã bị hạn chế nhờ nhu cầu nội địa tiếp tục giữ.
Trong sáu tháng đầu năm, tiêu dùng cá nhân tăng trưởng tốt ở mức 7,2%, tương đương tốc độ năm trước, chủ yếu do thu nhập gia tăng, việc làm ổn định và lạm phát ở mức thấp. Đồng thời, đầu tư trong nước tăng trưởng 7,1%, tương đương mức tăng trưởng của năm trước nhờ môi trường kinh doanh cải thiện, niềm tin của nhà đầu tư tiếp tục được duy trì và dòng vốn đầu tư nước ngoài cao. Trong sáu tháng đầu năm 2019 có 67.000 doanh nghiệp mới thành lập, đây là mức cao nhất của sáu tháng đầu năm trong vòng 5 năm qua. Giải ngân vốn FDI ước tính tăng 8,1% trong nửa đầu năm 2019, đạt 9,1 tỷ USD, tương đương 8,4% GDP. Đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng phản ánh niềm tin của doanh nghiệp được cải thiện, tăng gần gấp đôi trong sáu tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2018, đạt 8,1 tỷ USD.
Tốc độ tăng trưởng của tất cả các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều giảm nhẹ, song ở các mức độ khác nhau. Hạn hán kéo dài và dịch tả lợn châu Phi bùng phát làm cho tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp giảm từ 3,8% trong nửa đầu năm 2018 xuống còn 2,4% trong cùng kỳ năm nay. Trong ngành nông nghiệp, tăng trưởng sản xuất nông nghiệp giảm mạnh từ 3,1% xuống còn 1,3%, và tăng trưởng sản lượng lâm nghiệp cũng giảm từ 5,5% xuống 4,2%, trong khi thuỷ sản vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao 6,4%.
Công nghiệp và xây dựng trong sáu tháng đầu năm có mức tăng trưởng tốt, chỉ giảm nhẹ từ 9,1% trong nửa đầu năm 2018 xuống 8,9%. Trong ngành công nghiệp, tốc độ tăng trưởng công nghiệp chế biến chế tạo giảm nhẹ xuống mức 11,2%, nhờ ngành khai khoáng đã đảo chiều từ giảm 1,3% trong nửa đầu năm 2018 lên tăng 1,8% trong cùng kỳ 2019. Xây dựng duy trì mức tăng trưởng 7,9%. Tương tự, khu vực dịch vụ cũng duy trì mức tăng trưởng 6,7% nhờ nhu cầu trong nước cao bù đắp lại cho sự giảm sút về tốc độ tăng trưởng du khách quốc tế, từ mức tăng 27,2% trong 6 tháng đầu năm 2018 xuống chỉ còn 7,5%. Dịch vụ tài chính ngân hàng đạt mức tăng trưởng ấn tượng 8,0% trong nửa đầu năm 2019.
Lạm phát bình quân giảm từ 3,3% trong sáu tháng đầu năm 2018 xuống 2,6% trong nửa đầu năm nay, đây là mức lạm phát bình quân sáu tháng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Giá xăng dầu giảm, tăng trưởng tín dụng và cung tiền chậm lại, và tỉ giá tương đối ổn định đã bù lại phần nào áp lực lạm phát từ việc tăng giá điện và giá lương thực.
Về cán cân đối ngoại, tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá giảm từ 17,1% trong 6 tháng đầu năm 2018 xuống 7,2% trong cùng kỳ năm nay. Tăng trưởng nhập khẩu hàng hoá trong cùng kỳ cũng giảm tốc, nhưng chỉ giảm từ 10,7% xuống khoảng 8,9%, làm cho thặng dư cán cân vãng lai thu hẹp một nửa, từ mức tương đương 3,5% GDP một năm trước đây xuống khoảng 1,7%. Trong khi đó, cán cân vốn đạt thặng dư ước tính 7,9% GDP, nhờ dòng vốn FDI và vốn đầu tư gián tiếp ròng đều tăng. Thặng dư cán cân thanh toán tổng thể tương đương 8,5% GDP, cao hơn một chút so với mức 8,4% của năm trước. Dự trữ ngoại hối tăng, đến tháng 6/2019, ước tính tương đương ba tháng nhập khẩu.
Có tiến triển trong cải cách hệ thống ngân hàng
Báo cáo kinh tế thường niên của ADB cũng nhận định: Chính sách củng cố tài khoá tiếp tục được thực hiện trong nửa đầu năm 2019. Thu ngân sách của chính phủ tăng từ mức tương đương 28,7% GDP trong sáu tháng đầu năm trước lên 30,0% trong cùng kỳ năm 2019, trong khi tỉ lệ chi ngân sách trên GDP giảm từ 28,6% xuống 26,8%. Nhờ đó, ngân sách đạt mức thặng dư tương đương 3,2% GDP trong sáu tháng đầu năm, tăng mạnh từ mức thặng dư khiêm tốn 0,1% trong cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, tiến độ cải cách doanh nghiệp nhà nước vẫn chậm. Mặc dù chính phủ đặt ra mục tiêu cổ phần hoá 127 doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn 2017-2020, song tính đến tháng 5 năm nay mới chỉ có 34 doanh nghiệp được cổ phần hoá.
Chính sách tiền tệ và tín dụng tiếp tục xu hướng thận trọng trong nửa đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng cung tiền (M2) giảm từ 16,6% một năm trước đây xuống khoảng 10,6%, cùng với tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng giảm từ 15,7% xuống khoảng 14,2%.
Sáu tháng đầu năm 2019 cũng cho thấy những tiến triển trong cải cách hệ thống ngân hàng. Tỉ lệ nợ xấu (NPL) được chính thức công bố trên bảng cân đối kế toán của hệ thống ngân hàng giảm từ 2,1% hồi tháng 6/2018 xuống 1,9% vào tháng 6/2019.
Đồng thời, tỉ lệ nợ xấu tổng thể (bao gồm cả nợ xấu do các ngân hàng nắm giữ, nợ xấu hiện nay nằm tại Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) và nợ của các ngân hàng được coi là có nguy cơ cao trở thành nợ xấu) giảm từ 6,9% vào giữa năm 2018 xuống 5,9%. Ngoài ra, mục tiêu của chính phủ đề ra cho tất cả các ngân hàng đáp ứng yêu cầu đủ vốn theo Basel II vào năm 2020 cũng đạt được một số tiến bộ nhất định. Đến tháng 7 năm 2019, có 9 trên 35 ngân hàng thương mại trong nước đã thực hiện được yêu cầu trên.
Chia sẻ tại buổi công bố Báo cáo, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, ông Eric Sidgwick cho rằng: “Mặc dù tăng trưởng xuất khẩu bị chững lại do xung đột thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc kéo theo sự sụt giảm của thương mại toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh nhờ cầu nội địa tiếp tục gia tăng và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được duy trì. Triển vọng về tiêu dùng trong nước tiếp tục sáng sủa, được hỗ trợ bởi sự gia tăng thu nhập, mở rộng việc làm, và lạm phát duy trì ở mức thấp”.
Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB tại Việt Nam nhận định, việc ký kết Hiệp định EVFTA và Hiệp định CPTPP hứa hẹn sẽ mở ra khả năng tiếp cận thị trường cho các hoạt động thương mại và đầu tư lớn hơn. Thêm vào đó, việc sửa đổi gần đây trong Luật Đầu tư công sẽ giúp cải thiện hoạt động đầu tư công bằng cách đẩy nhanh các quy trình, đơn giản hóa thủ tục và tạo điều kiện để giải ngân vốn đầu tư công nhanh hơn.
Tuy nhiên, theo ông Cường, vẫn còn những rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Rủi ro lớn nhất từ bên ngoài sẽ là xung đột thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng và thương mại toàn cầu tiếp tục sụt giảm. Nếu như xung đột thương mại, chủ yếu thông qua việc tăng thuế quan biến thành cạnh tranh phá giá đồng tiền thì sẽ mang lại nhiều hệ lụy lớn hơn đối với thị trường tài chính quốc tế và tạo ra các rủi ro mới đối với nền kinh tế Việt Nam.

Nông sản Hải Dương thoát cảnh “giải cứu” nhờ sàn thương mại điện tử
Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu thủy sản tháng 3 dự báo đạt 640 triệu USD

Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm tấm từ 18 quốc gia

Điểm danh 9 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD trong hai tháng đầu năm

Việt Nam xuất siêu 500 triệu USD trong tháng 2

Rau quả Việt Nam xuất khẩu mạnh sang Thái Lan

Chống gian lận xuất xứ: 15 nhóm hàng xuất khẩu vào tầm ngắm kiểm tra
Tin nổi bật

-
Tai nạn giao thông bất ngờ gia tăng, Bộ GTVT ra chỉ đạo `nóng`
-
Ông trùm thời trang trực tuyến Nhật Bản tuyển người cùng du hành Mặt trăng trên tàu SpaceX
-
Người Đài Loan kêu gọi ăn 'dứa tự do' sau lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc
-
Những ưu điểm của COVIVAC so với các loại vắc xin COVID-19 khác tại Việt Nam?
Đọc thêm
-
Hai người tử vong ở Hàn Quốc sau khi tiêm vaccine AstraZeneca
Quốc tế - 4 giờ trướcTruyền thông Hàn Quốc đưa tin 2 công dân của quốc gia này đã tử vong sau khi tiêm vaccine AstraZeneca. -
Samsung xem xét 4 địa điểm mới ở Mỹ để đặt nhà máy chip trị giá 17 tỷ USD
Chuyển động - 4 giờ trướcSamsung Electronics đang xem xét hai địa điểm ở Arizona và một địa điểm khác ở New York cùng với Austin, Texas, cho một nhà máy chip mới trị giá 17 tỷ đô la, theo tài liệu nộp cho các quan chức bang Texas. -
Chờ kết quả kiểm định từ Hàn Quốc trước khi tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân
Dân sinh - 23 giờ trướcTrước khi tiến hành tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân, Bộ Y tế đang chờ kết quả kiểm định trong nước và từ Hàn Quốc. -
Bộ Tài chính tìm phương án truy thuế trực tuyến của Google, Facebook và các sàn thương mại điện tử
Thuế - 3 giờ trướcBộ Tài chính đang đề xuất cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như Facebook, Youtube... đăng ký giao dịch điện tử và đăng ký thuế lần đầu thực hiện thông qua Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế. -
VinFast và ProLogium hợp tác sản xuất pin thể rắn cho ô tô điện ở Việt Nam
Chuyển động - 7 giờ trướcNgày 3/3/2021, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast và ProLogium sẽ thành lập liên doanh sản xuất pin thể rắn cho xe ôtô điện tại Việt Nam.
-
Trung Quốc là nước có nhiều tỷ phú nhất thế giới trong 5 năm qua
Chân dung - 7 giờ trướcTrong 5 năm qua, Trung Quốc có thêm 490 tỷ phú mới cao hơn nhiều so với con số 160 tỷ phú mới xuất hiện tại Mỹ. Trung Quốc trở thành nước đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ phú và cũng là nhiều nhất thế giới. -
Ngân hàng Nhà nước cảnh báo lừa đảo từ lời mời góp vốn hưởng lãi 'khủng'
Ngân hàng - 7 giờ trướcTrong hoàn cảnh hiện nay không thể có việc góp vốn như những tổ chức kinh doanh mời chào với lãi suất, lợi nhuận mấy trăm %, điều đó không minh bạch, không đúng đắn và có dấu hiệu của sự lừa đảo. -
Tiềm ẩn rủi ro nợ xấu khi đổ vốn tín dụng vào bất động sản
Sự kiện-Vấn đề - hôm quaNguồn vốn tín dụng đổ vào thị trường bất động sản vẫn liên tục tăng và nợ xấu có xu hướng tăng theo. -
Thượng viện Mỹ phê chuẩn bà Gina Raimondo làm Bộ trưởng Thương mại Mỹ
Quốc tế - 9 giờ trướcSau khi nhận được 84 phiếu thuận và 15 phiếu chống từ các nhà lập pháp tại Thượng viện Mỹ vào hôm 2/3, bà Bà Gina Raimondo chính thức đảm nhận vị trí người đứng đầu Bộ Thương mại Mỹ. -
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn mở cửa hoạt động trở lại từ ngày 3/3
Quy hoạch-Dự án - 9 giờ trướcUBND tỉnh Quảng Ninh vừa ký văn bản về việc triển khai một số hoạt động trên địa bàn tỉnh trong trạng thái bình thường mới. Các hoạt động được triển khai kể từ 0h ngày 2/3/2021.